Thoát vị đĩa đệm và những hệ lụy nguy hiểm của nó?

Nhiều người bệnh luôn lo lắng rằng thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những hệ lụy như thế nào. Một số những vấn đề điển hình sẽ có thể kế đến như là: tổn thương về hệ thần kinh, hay hội chứng chùm đuôi ngựa, hoặc rối loạn bài tiết… cùng với Kiềm Saphia tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này ngay sau đây nhé!

1. Tổng quan các thông tin về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những tình trạng chấn thương thường gặp ở khu vực cột sống. Cụ thể đó là những đốt sống ở trong cột sống phân bố kéo dài từ dưới đáy hộp sọ cho đến xương cụt. Nằm ở giữa sẽ là những đệm hình tròn thực hiện vai trò giúp giảm xóc, cho phép toàn bộ cơ thể uốn cong và di chuyển được dễ dàng. 

Khi một trong các đĩa đệm này bị rách, nhân nhầy ở bên trong rò rĩ ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Hiện tượng này cũng đồng thời gây nên tình trạng chèn ép những bó dây thần kinh cột sống ở xung quanh, dẫn đến rất nhiều vấn đề bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng khác.

Các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm sẽ hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào những vị trí cột sống đang bị tổn thương. Trong đó thì hầu hết những trường hợp, thì dấu hiệu đau đớn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân di chuyển và cải thiện khi được nghỉ ngơi. Triệu chứng của bệnh lý này cụ thể sẽ như sau:

1.1 Tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ

Dấu hiệu sẽ thường gặp của các bệnh nhân khi không may mắc phải tình trạng bệnh lý thoát vị đĩa đệm vùng cổ sẽ là:

  • Đau gần hoặc là vùng ở giữa hai xương bả vai. 
  • Cơn đau sẽ lan dầu đến đầu vai, cánh tay, cả vùng bàn tay và các ngón tay. 
  • Đau cổ, cũng như đặc biệt sẽ là khu vực lưng và cả hai bên cổ. 
  • Cơn đau sẽ tăng lên khi cúi người hoặc là xoay cổ. 
  • Tê bì hoặc là ngứa râm ran ở trong cánh tay.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ

1.2 Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng

Triệu chứng điển hình của tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ là đau nhói ở vùng lưng dưới, lan dần xuống dưới một bên mông, hay chân và  cả bàn chân. Một số những dấu hiệu khác sẽ bao gồm:

  • Ngứa râm ran hoặc là tê bì ở chân, hay cả bàn chân. 
  • Tình trạng yếu cơ.

2. Hàng loạt biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những vấn đề bệnh lý cực kỳ đáng lo ngại. Dưới đây sẽ là một số những biến chứng nguy hiểm sẽ có thể gặp phải nếu như bệnh lý này tiến triển nặng hơn và không được tiến hành điều trị thật kịp thời, cũng như đúng cách: 

2.1 Tình trạng rối loạn nội tiết

Chứng bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng sẽ có thể khiến cho các khớp xương ở trong cột sống bị lệch ra khỏi các vị trí ban đầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây rối loạn cơ tròn. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những tình trạng rối loạn về hệ bài tiết, hay tiểu tiện, hoặc đại tiện không tự chủ. Triệu chứng ở ban đầu sẽ là bí tiểu, về lâu dài sẽ có thể thường xuyên bị đái dầm, thậm chí là tiểu mất kiểm soát.

2.2 Biến chứng tổn thương lên hệ thần kinh

Chèn ép các bó dây thần kinh do tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ có nguy cơ cao gây nên những tổn thương thần kinh hoàn toàn vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ có thể xảy ra khi cá nhân nhầy đĩa đệm bị rò rĩ liên tục, tạo nên áp lực nghiêm trọng lên vùng dây thần kinh ở tại vùng ảnh hưởng. Về lâu dài, các chức năng của bó sợi sẽ bị rối loạn, quá trình chữa lành và tiến hành phục hồi trở nên gần như khó khăn hơn. Một số những triệu chứng sẽ có thể nhận biết được như:

  • Mất đi cảm giác ở tại vùng đang ảnh hưởng. 
  • Cảm giác tê bì, cũng như ngứa ngáy tái phát liên tục. 
  • Giảm đi khả năng vận động và cũng như giữ thăng bằng. 
  • Mất đi cảm giác ở tại vùng hông, vùng chân và cả bàn chân.

Biến chứng tổn thương lên hệ thần kinh

2.3 Biến chứng rối loạn về chức năng tiêu hóa

Tủy sống thường sẽ là một cấu trúc cực phức tạp bao gồm hàng loạt tế bào, mô và các dây thần kinh. Bao quanh bên ngoài sẽ là cột sống, gồm có 33 đốt sống với những đĩa đệm giảm xóc. Chức năng chính của phần tủy sống sẽ là truyền tín hiệu từ các hệ thống thần kinh trung ương đến với những phần còn lại ở trong cơ thể. Do đó, nếu như cấu trúc cột sống vô tình bị chèn ép hoặc là bị thoát vị đĩa đệm, thì các dây thần kinh kiểm soát toàn bộ hệ thống tiêu hóa sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể sẽ như sau:

  • Các dây thần kinh vùng bên ngoài: Dây thần kinh này sẽ liên kết đến hệ thống tiêu hóa cùng với não và tủy sống, thực hiện các chức năng giải phóng những tín hiệu hóa học, thông báo cho các cơ quan tiêu hóa giãn ra hoặc là co lại.
  • Dây thần kinh ở bên trong: Đây sẽ là một hệ thống thần kinh của phần đường ruột, có liên quan trực tiếp đến quá trình xử lý các loại thức ăn bên trong ruột. Khi các loại thức ăn được tiếp nhận, khu vực thành ruột sẽ bắt đầu kéo căng, dây thần kinh sẽ có thể giải phóng tín hiệu để đẩy nhanh thêm quá trình di chuyển và sản xuất ra các dịch tiêu hóa.

2.4 Tình trạng chùm đuôi ngựa 

Tổn thương về hệ thần kinh vĩnh viễn do tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ có thể gây ra hội chứng đó là chùm đuôi ngựa. Đây là một trong những tình trạng mất đi cảm giác ở vùng dưới cột sống, bao gồm cả mông và đùi. Trường hợp này sẽ cần can thiệp phương pháp y tế ngay lập tức để có thể tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm này sẽ có thể gây liệt cả hai chi dưới kèm theo hiện tượng tiểu không được tự chủ, tổn thương bộ phận trực tràng và một số những tình trạng cấp cứu ở ngoại khoa khác. 60% các người bệnh thường là nam giới, độ tuổi trung bình sẽ là 42, 82% có tiền sử bị đau thắt lưng mãn tính.

70% các trường hợp sẽ có thể nhận thấy được những triệu chứng đau thắt lưng, hay đau chân dữ dội, phổ biến hơn sẽ là cảm giác tê và đại tiện không được tự chủ. Hội chứng thường sẽ tiến triển bán cấp tính ở trong nhiều ngày, thậm chí sẽ là nhiều tuần. Một số những triệu chứng điển hình phải kể đến bao gồm:

  • Đại tiện không thể tử chủ: Tình trạng này sẽ xảy ra do tình trạng rối loạn chức năng của cơ vòng hậu môn. 
  • Rối loạn cảm giác của bộ phận sinh dục, khu vực hậu môn và cả vùng mông. 
  • Yếu hoặc bị liệt toàn bộ chi dưới. 
  • Đau lưng hoặc là đau chân (đau dây thần kinh tọa). 
  • Rối loạn các chức năng về tình dục.

Tình trạng chùm đuôi ngựa 

2.5 Triệu chứng viêm màng nhện của tủy sống

Các dây thần kinh ở xung quanh tủy sống sẽ được bảo vệ bởi một số những lớp màng. Khi chứng bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra, các lớp này sẽ có thể bị viêm, sẽ được gọi là chứng viêm màng nhện tủy sống. Triệu chứng phổ biến thường xuất hiện đó là đau nhói hoặc là đau dữ dội vùng lưng, hay co giật, co thắt vùng cơ hoặc là xảy ra tình trạng rối loạn liên quan đến bàng quang hoặc là ruột. Người bệnh sẽ luôn phải thay đổi các tư thế thường xuyên để có thể giảm bớt được sự khó chịu. Ngoài ra, có rất nhiều các vấn đề nghiêm trọng khác có nhiều khả năng xảy ra bao gồm: 

  • Không thể ngồi đúng tư thế. 
  • Chuột rút các bó cơ. 
  • Rối loạn về chức năng tình dục. 
  • Cảm giác như đang bị côn trùng cắn hoặc nước đang di chuyển ở trên da. 
  • Đau đớn mãn tính và dai dẳng ở vùng lưng dưới, chân hoặc là đôi khi lan ra khắp cơ thể. 
  • Nếu như bệnh không được tiến hành điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, cũng như thậm chí là vĩnh viễn.

2.6 Hội chứng bị đau khập khễnh cách hồi

Hội chứng bị đau khập khễnh cách hồi cũng sẽ là một trong những biến chứng nghiêm trọng của chứng bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây sẽ là tình trạng rối loạn vận động, làm cho các người bệnh khó có thể điều khiển được hành vi của chính mình, chẳng hạn như là:

  • Không thể dễ dàng di chuyển và đi lại liên tục. 
  • Luôn phải nghỉ ngơi chỉ sau một vài các bước chân di chuyển.

Hội chứng bị đau khập khễnh cách hồi

2.7 Biến chứng thành bệnh lý tủy – rễ

Bệnh lý tủy – rễ là một trong những biến chứng nguy hiểm, thường sẽ xảy ra do tình trạng thoát vị đĩa đệm lâu ngày. Triệu chứng thường xuất hiện phổ biến như sau:

  • Đi lại tương đối khó khăn. 
  • Liệt cứng các phần chi trên và cả bàn tay. 
  • Tăng phản xạ hoặc là mất đi cảm giác do gián đoạn về cơ học và tổn thương hệ thống mạch máu tại những đường dẫn truyền tủy sống cho đến các chi.

2.8 Biến chứng teo cơ chi

Chứng bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu đến với các bộ phận khác sẽ bị ức chế. Đặc biệt, những chi bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng sẽ có thể bị teo dần, gây cản trở đến quá trình vận động của csac người bệnh. Nhiều trường hợp sẽ có thể bị mất hoàn toàn khả năng lao động cũng sẽ xuất phát từ các nguyên nhân này.

Biến chứng teo cơ chi

2.9 Tình trạng rối loạn cảm giác

Những người mắc chứng về thoát vị đĩa đệm sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn cảm giác nếu như không được tiến hành điều trị hiệu quả. Triệu chứng thường thấy sẽ là tê bì chân tay, cũng như bị rối loan cảm giác ở nhiều vùng khác nhau ở trên cơ thể, tùy thuộc vào các vị trí rễ dây thần kinh đã bị tổn thương. Người bệnh sẽ có thể cảm thấy nóng lạnh bất thường hoặc là bị mất đi hoàn toàn cảm giác đau đớn.

Để hạn chế tối đa các biến chứng của thoát vị đĩa đệm thì các bạn có thể cân nhắc kết hợp liệu trình điều trị theo chỉ định cùng với các loại sản phẩm kiềm thảo dược bổ trợ như: kiềm xương khớp, kiềm X50 đối với bệnh lý tiên lượng nhẹ, còn đối với tình trạng biến chứng nặng thì nên sử dụng kết hợp X300 theo hướng dẫn của dược sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin về các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý thoát vị đĩa đệm mà Kiềm Saphia đã tổng hợp và gửi đến các bạn, chúng tôi hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức để bảo vệ hệ cột sống khỏe mạnh.

Thoái hóa khớp và nguyên nhân trẻ hoá bệnh này là do đâu?

Dân văn phòng cần lưu ý gì để tránh bị bệnh về xương khớp

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *