Đau cổ vai gáy có nguyên nhân và cách phòng ngừa thế nào?

Với bệnh lý đau cổ vai gáy, ban đầu bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhẹ, cũng như mỏi vùng vai gáy và hạn chế chức năng vận động ở tại vùng cổ gáy, vùng đầu, cũng như tình trạng này thường xuyên xuất hiện tự phát hoặc là sau khi phải lao động nặng. Cùng với Kiềm Saphia tìm hiểu các thông tin bên dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh lý đau cổ vai gáy chi tiết

Đau cổ vai gáy là một trong những tình trạng bệnh lý mà cơ vùng vai gáy co cứng đồng thời gây tình trạng đau mỏi, kèm theo hàng loạt hạn chế vận động khi muốn quay cổ hoặc là quay đầu. Bệnh thường sẽ xuất hiện vào thời điểm buổi sáng và có liên quan vô cùng chặt chẽ đến với hệ thống cơ xương khớp, cũng như mạch máu tại vùng vai gáy.

bệnh lý đau cổ vai gáy chi tiết

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ vai gáy 

Bệnh đau cổ vai gáy thường khá phổ biến, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau phải kể đến như: Tình trạng căng cơ sau khi chơi thể thao

  • Vận động bị sai tư thế
  • Cơ thể bị thoái hóa
  • Biến chứng bệnh lý thoát vị đĩa đệm tại các đốt sống cổ
  • Trong 1 vài trường hợp sẽ có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhồi máu cơ tim, hay u đỉnh phổi… 

Bệnh lý này sẽ thường xuất hiện vào lúc sáng sớm lúc mới ngủ dậy hoặc là sau khi lao động nặng nhọc, hoặc là bị nhiễm lạnh. Bệnh sẽ có thể nặng hơn khi đứng, đi lại, hay ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi mạnh, vận động nhiều tại cột sống cổ, khi thời tiết bị thay đổi đột ngột; bệnh sẽ có phần thuyên giảm vào lúc nghỉ ngơi.

3. Một số các triệu chứng của bệnh lý đau cổ vai gáy 

Bệnh lý đau cổ vai gáy sẽ thường có những triệu chứng mang tính cơ học, cụ thể đó là:

  • Cường độ đau sẽ tăng lên khi đứng, hay đi lại, ngồi lâu một tư thế, vận động khu vực cột sống cổ, hoặc các triệu chứng đau sẽ đặc biệt tăng lên khi có sự thay đổi thời tiết.
  • Các triệu chứng của cơn đau sẽ lan xuống vùng bả vai, khiến cho cánh tay, cũng như cẳng tay và ngón tay đều bị tê mỏi vô cùng khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ nhẹ vào cũng sẽ có cảm giác như bị tê cứng bì, đây là một biểu hiện bị tăng cảm giác. Khi bị đau đớn quá mức, chỉ cần đi lại thật nhẹ nhàng cũng đủ để gây ảnh hưởng, gây đau trên vùng cổ, hoặc vai, gáy.

Tê mỏi vai khi ngồi quá lâu

4. Những đối tượng có nguy cơ bị đau cổ vai gáy 

Những đối tượng đang có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý đau cổ vai gáy sẽ phải kể đến như:

  • Những người thường làm công việc văn phòng, hay lái xe, lao động nặng nhọc thường sẽ mắc phải bệnh này.
  • Những đối tượng thường bị tác động đến từ bên ngoài, những tác động bệnh lý ở bên trong cơ thể như các đối tượng người bị thoái hóa đốt sống cổ, hay thoát vị đĩa đệm, hoặc lao, ung thư tại vùng cổ cũng là một nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh.
  • Những người có các dị tật bẩm sinh tại vùng cổ, gáy, hoặc là do thay đổi thời tiết.

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý đau cổ vai gáy

Để phòng ngừa tình trạng bệnh lý đau cổ vai gáy có thể phải kể đến một số những biện pháp như sau:

  • Có một chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp với cơ thể, lựa chọn những bài tập vừa sức, cũng như phù hợp với sức khỏe thực tế của bản thân.
  • Cần phải có một chế độ làm việc thật hợp lý, nên duy trì vận động và nên nghỉ giải lao khi mới ngồi quá lâu.
  • Có tư thế đúng khi muốn ngồi đọc sách, hay học bài, cũng như đánh máy, cổ luôn giữ thẳng, không nên cúi gập cổ trong thời gian quá lâu. Lựa chọn một chiếc gối phù hợp, không nên nằm gối quá cao.
  • Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể, cần phải ăn đủ chất, bổ sung thêm một số các loại khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe cơ thể như: Canxi, hay kali, các loại vitamin thuộc nhóm B, C, E,…
  • Bổ sung thêm kiềm thảo dược như kiềm cân bằng, kiềm xương khớp,… mỗi ngày để cân bằng cơ thể, cung cấp dinh dưỡng cho hệ xương khớp, giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên hiệu quả.

phòng ngừa bệnh lý đau cổ vai gáy

Trên đây là những thông tin về bệnh lý đau cổ vai gáy đã được các chuyên gia tại Kiềm Saphia tổng hợp và gửi đến các bạn, hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người có thêm kiến thức để hiểu biết về căn bệnh xương khớp này.

Cải thiện sức khỏe xương khớp cho người trẻ dưới 30 tuổi

Đau cổ vai gáy nên ăn gì – 9 loại thực phẩm không thể bỏ qua

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *