Phẫu thuật cắt dạ dày là tiến hành loại bỏ một phần hoặc là toàn bộ dạ dày. Mục đích của can thiệp này thường sử dụng để điều trị ung thư dạ dày và xâm lấn để giảm béo, hoặc là xử lý một số những vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày khác. Cùng với Kiềm Saphia tìm hiểu ngay trong bài viết ngay sau đây nhé!
1. Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày
Dạ dày là một trong những cơ quan tiêu hóa nối liền giữa thực quản với ruột non. Sau khi thức ăn đi qua thực quản, sẽ chảy xuống dạ dày và được co bóp nghiền nhỏ, đẩy xuống bên dưới ruột non để hấp thu tiếp các chất dinh dưỡng. Trong một số những trường hợp dạ dày gặp phải vấn đề nghiêm trọng sẽ cần được can thiệp, bác sĩ chỉ định các bệnh nhân phẫu thuật để cắt dạ dày.
Có 3 loại phẫu thuật dạ dày chính như sau:
- Cắt dạ dày bán phần là tiến hành loại bỏ một phần của dạ dày, thông thường sẽ là phần dưới.
- Phẫu thuật cắt toàn phần là loại bỏ hết toàn bộ dạ dày sau đó sẽ nối trực tiếp thực quản vào với ruột non để hệ tiêu hóa có thể tiếp tục làm việc.
- Cắt dạ dày dạng hình ống là tiến hành loại bỏ phần bên trái của dạ dày. Kỹ thuật thực hiện này có thể sẽ giảm thể tích dạ dày tới khoảng 85% và được thực hiện như một trong những phần của phẫu thuật xâm lấn giảm cân.
2. Các trường hợp bị chỉ định thực hiện cắt dạ dày
Cắt dạ dày sẽ được sử dụng để tiến hành điều trị những vấn đề về dạ dày khi các phương pháp can thiệp điều trị khác gần như không có tác dụng. Bác sĩ sẽ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để cải thiện sức khỏe của bệnh nhân:
- Khối u ung thư hoặc là không ung thư, hay Polyp
- Chảy máu trong dạ dày
- Viêm dạ dày cấp tính
- Thủng dạ dày cấp
- Ung thư dạ dày ác tính
- Viêm loét dạ dày hay tá tràng nghiêm trọng
- Ung thư thực quản: Nếu như khối u này lan dần xuống dạ dày thì sẽ bắt buộc phải tiến hành cắt dạ dày.
Trong một số các trường hợp, phẫu thuật cắt dạ dày cũng sẽ có thể được sử dụng để tiến hành điều trị bệnh lý béo phì. Phẫu thuật này sẽ lấy đi đến 85% dạ dày, khi dạ dày bị co xuống nhỏ hơn bệnh nhân sẽ phải ăn ít thức ăn hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo thường sẽ chỉ thích hợp khi những phương pháp giảm cân khác đã hoàn toàn thất bại.
3. Điều trị phục hồi sau khi phẫu thuật cắt dạ dày
Sau khi đã tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày, có thể sẽ mất thời gian khoảng từ 3-6 tháng để người bệnh có thể điều chỉnh được chế độ ăn uống thật phù hợp để phòng ngừa những biến chứng, bao gồm:
- Chia nhỏ các bữa ăn trải dài các khung giờ trong ngày
- Tránh sử dụng những loại thực phẩm có nhiều chất xơ
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, hay sắt và vitamin C, D
- Uống bổ sung các loại vitamin.
- Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng và ổn định chức năng dạ dày như kiềm dạ dày, kiềm cân bằng,…
Trên đây là những thông tin về các trường hợp cần phải can thiệp cắt dạ dày và phương pháp hỗ trợ sau điều trị đã được các chuyên gia tại Kiềm Saphia tổng hợp và gửi đến các bạn, hy vọng bài viết trên đã giúp các có thêm hiểu biết về phương pháp can thiệp này.