Bệnh lý đau dạ dày có lây nhiễm hay không?

Đau dạ dày có lây không là một trong những câu hỏi mà Kiềm Saphia đã nhận được khá nhiều từ người dùng, chủ yếu là thường là người nhà của bệnh nhân đang bị đau dạ dày. Đây là một đối tượng thường xuyên tiếp xúc gần gũi với người bệnh do vậy họ sẽ có những suy nghĩ lo ngại về vấn đề lây nhiễm chéo. Cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi ngay sau đây nhé!

1. Giải đáp đau dạ dày có lây không?

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý đau dạ dày như là chế độ sinh hoạt và cả ăn uống không khoa học, sử dụng các loại chất kích thích như là rượu bia,… Tuy nhiên nguyên nhân chính thường gây nên bệnh đau dạ dày và chiếm tỷ lệ đến hơn 80% số các ca bệnh đó là do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Đây là một trong những loại vi khuẩn sinh sống ở trong môi trường acid tại dạ dày cơ thể người.

Nhiễm vi khuẩn HP vẫn thuộc dạng phổ biến nhất ở trên thế giới, người bị nhiễm thường sẽ không hề có bất cứ biểu hiện bất thường nào. Trong quá trình lâu dài trở về sau sẽ gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày khá nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, hay bệnh dạ dày mãn tính, nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày,…

Trong tất cả các nguyên nhân gây nên bệnh lý đau dạ dày thì sẽ chỉ có nhiễm khuẩn HP mới có tình trạng lây nhiễm.

đau dạ dày có lây không?

2. Những con đường lây nhiễm bệnh lý đau dạ dày

Theo như các nghiên cứu thì sẽ có 3 con đường lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori phải kể đến như sau:

2.1 Lây truyền qua đường nước bọt

Nước bọt là con đường lây nhiễm thường gặp nhất do vi khuẩn HP còn có thể được tìm thấy ở trong nước bọt của các bệnh nhân bị đau dạ dày. Do đó việc tiếp xúc kiểu trực tiếp hay gián tiếp qua nước bọt hoặc qua dịch tiêu hóa của người bệnh sẽ là nguyên nhân chính gây lây nhiễm bệnh đau dạ dày. 

Chính vì thế, việc ăn uống chung đụng với người mắc bệnh mà không chú ý sử dụng bát đũa riêng, chấm chung một bát nước mắm, hay uống chung cốc,… sẽ là những nguyên nhân gây lây nhiễm vi khuẩn HP cao nhất. Ngoài ra thì việc hôn nhau với người mắc bệnh cũng sẽ tạo điều kiện cho việc lây lan mầm bệnh.

Lây truyền qua đường nước bọt

2.2 Lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng hay dạ dày – dạ dày

Đây là một trong những hình thức lây nhiễm ít gặp nhưng sẽ không phải không có, nguyên nhân chủ yếu sẽ là do thiết bị khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế không đảm bảo đầy đủ điều kiện vô trùng.

Nhiều trường hợp các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản gây nên tình trạng cảm giác bỏng rát khó chịu, đây sẽ còn là một trong những điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn Hp từ dạ dày di chuyển ngược lên miệng.

2.3 Lây nhiễm thông qua đường phân – miệng

Vi khuẩn HP nằm ở bên trong đường ruột sẽ được đào thải trực tiếp ra bên ngoài cùng với phân, đây là nguồn lây lan nguy hiểm và rất khó kiểm soát. Sau quá trình đi vệ sinh, nếu không vệ sinh thật sạch sẽ hoặc là tiếp xúc gián tiếp với phân của các người bệnh thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP thường rất cao. Việc sử dụng phân để bón và tưới rau cũng là một nguyên nhân gây lây nhiễm vi khuẩn HP mà mọi người cần chú ý.

3. Một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa lây nhiễm HP

Việc ăn uống chung ở trong gia đình là một trong những điều khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên đây cũng chính là lý do chính gây nên tình trạng lây nhiễm Helicobacter Pylori. Do đó nên có cho mình và gia đình những biện pháp chủ động để phòng ngừa nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chéo của bệnh. Cụ thể sẽ như sau:

  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như: bát đũa, cốc chén,… với người mắc bệnh.
  • Không mớm cơm, cháo cho con trẻ để đề phòng lây nhiễm chéo 
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi ăn và đi vệ sinh để tiêu diệt vi khuẩn lây nhiễm.
  • Bảo quản thức ăn kỹ lưỡng và cẩn thận để tránh các nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn bệnh trung gian.
  • Sử dụng kiềm thảo dược bảo vệ da liên tục để ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của vi khuẩn HP.

kiềm thảo dược bảo vệ da

Trên đây là những thông tin giải đáp về thông tin đau dạ dày có lây không đã được Kiềm Saphia tổng hợp và gửi đến các bạn, hy vọng đã giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức để bảo vệ bản thân và gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *