Bật mí 10 mẹo điều trị cảm lạnh hiệu quả ngay tại nhà

Cảm lạnh thường sẽ xuất hiện khi trời trở lạnh và mưa, hoặc khi thời tiết bị đột ngột thay đổi. Ngoài việc uống thuốc thì 9 mẹo điều trị cảm lạnh tự nhiên dưới đây sẽ giúp các bạn đối phó với những căn bệnh đáng ghét này một cách vô cùng đơn giản mà vẫn hiệu quả. Cùng với Kiềm Saphia tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết ngay sau đây nhé!

1. Các liệu pháp điều trị cảm lạnh tự nhiên tại nhà

Theo như kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều các mẹo hay để điều trị cảm lạnh mà bạn hoàn toàn không cần dùng đến thuốc. Dưới đây sẽ là 9 mẹo để điều trị bệnh lý cảm lạnh cực nhạy làm giảm bớt những triệu chứng bệnh, giúp các bạn nhanh khỏi.

1.1 Thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ

Bệnh cảm lạnh sẽ có thể khiến bạn luôn ở trong tình trạng bị sụt sịt mũi vô cùng khó chịu. Lúc này, việc vệ sinh mũi liên tục bằng cách hỉ mũi sẽ giúp ngăn chặn được sự xâm nhập của các chất nhầy vào sâu bên trong mũi, khiến cho tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. 

Khi vệ sinh sạch mũi, bạn nên tiến hành đặt một ngón tay lên trên cánh mũi, ấn nhẹ để có thể bịt kín lỗ mũi và đồng thời thở mạnh ra bằng lỗ mũi bên còn lại để hỉ mũi. Trước và sau khi tiến hành hỉ mũi nên tiến hành rửa tay kỹ để tránh lây lan bệnh này cho những người khác.

vệ sinh mũi sạch sẽ

1.2 Vệ sinh sạch miệng và họng với nước muối loãng

Đây là một trong những phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời bởi vì muối thường có tính sát khuẩn, cũng như sát trùng cao. Súc miệng với nước muối là một trong những giải pháp vệ sinh miệng và họng không những giúp làm dịu đi tức thời các cơn đau rát họng mà còn giúp kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng từ 2-4 /ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng với muối tinh sẽ giúp mọi người mau chóng khỏi bệnh.

1.3 Tắm nước nóng dưới vòi sen

Việc tắm nước nóng ở dưới vòi sen sẽ giúp bổ sung hơi nước, đồng thời giữ ẩm và giúp thông mũi, khiến cho việc hít thở trở nên đặc biệt dễ dàng hơn. Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh vì sẽ có thể làm cho nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột, khiến cho tình trạng bệnh xấu đi.

Tắm nước nóng dưới vòi sen

1.4 Uống thật nhiều nước nóng

Uống nước nóng thường là một trong những phương pháp tưởng chừng như chẳng đem lại hiệu quả gì, nhưng thực chất là lại mang đến cực nhiều công dụng đối với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Bạn cũng có thể dùng thêm một vài lát gừng hoặc là pha mật ong với chanh vào trong cốc nước nóng để có thể làm tăng hiệu quả trị bệnh.

1.5 Sử dụng các loại tinh dầu

Tinh dầu tràm, cũng như bạc hà hay long não,… sẽ có tác dụng rất tốt ở trong việc phòng, cũng như điều trị cảm lạnh kiểu thông thường. Chỉ cần thoa đều một chút tinh dầu vào khu vực vùng dưới mũi sẽ giúp hỗ trợ thông mũi và làm giảm bớt các cơn đau ở mũi. 

Có thể tiến hành thoa tinh dầu vào trong lòng bàn chân, thái dương hoặc là kết hợp tắm bồn với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh cảm lạnh vô cùng hữu hiệu.

Sử dụng các loại tinh dầu

1.6 Chườm nóng, hoặc có thể chườm lạnh

Sử dụng liệu pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh ở xung quanh vùng xoang đang tắc nghẽn có thể giúp giảm bớt khó chịu ở vùng quanh mũi cho bạn. Nếu như chườm khăn nóng sẽ có thể làm giảm bớt áp lực ở phần xoang mũi và làm cho lớp dịch nhầy ở trong mũi lỏng hơn thì chườm khăn lạnh lại có thể khiến các mạch máu ở quanh vùng xoang mũi bị co lại, giúp hỗ trợ giảm đau nhanh chóng.

1.7 Kê cao gối khi nằm ngủ

Khi nằm xuống thì chứng ngạt mũi thường sẽ có xu hướng bị nặng hơn. Bởi vậy việc kê thêm gối để đầu có thể đặt ở vị trí cao hơn khi nằm ngủ sẽ giúp bạn có thể hít thở dễ dàng và đồng thời thoải mái hơn, đảm bảo cho một giấc ngủ ngon hơn đó nhé!

Kê cao gối khi nằm ngủ

1.8 Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi thật hợp lý

Khi bị cảm lạnh, bạn hãy tạm gác lại toàn bộ công việc sang một bên và dành thêm nhiều thời gian hơn cho việc thư giãn, nghỉ ngơi. Một chế độ xả stress và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho cơ thể tạo ra thật nhiều năng lượng hơn, đồng thời làm tăng sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.

1.9 Hạn chế đi ra bên ngoài khi trời lạnh

Nhiệt độ ở trong phòng và bên ngoài trời sẽ có sự chênh lệch rất lớn, bởi vậy, khi bị cảm lạnh các bạn nên hạn chế việc đi ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì cũng nên đeo khẩu trang và đồng thời mặc quần áo ấm để tránh gió lùa.

Hạn chế đi ra bên ngoài

1.10 Sử dụng kiềm thảo dược điều trị cảm lạnh

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, hay ăn uống theo chế độ đủ dinh dưỡng thì việc kết hợp sử dụng thêm kiềm thảo dược sẽ giúp các bạn có thêm đa dạng kháng sinh thực vật, vitamin, cùng hàng loạt vi khoáng tự nhiên. Từ đó có thể hỗ trợ cơ thể đào thải virus nhanh chóng và cân bằng cơ thể.

Trên đây là những thông tin về các mẹo điều trị cảm lạnh đã được kiềm saphia tổng hợp và gửi đến mọi người, hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn hơn về cách chữa cảm đơn giản và nhanh chóng tại nhà.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *