Bệnh tiểu đường hay còn được gọi với tên khác đó là đái tháo đường là một trong những nhóm bệnh lý của nội khoa rất phổ biến. Là một trong những bệnh lý do tình trạng rối loạn chuyển hóa Insulin ở trong cơ thể, dẫn đến lượng đường ở trong máu tăng cao. Việc phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh có thể nắm bắt được tình trạng của cơ thể và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời. Cùng với Kiềm Saphia tìm hiểu về những dấu hiệu bệnh tiểu đường sớm ngay sau đây nhé!
1. Cơ thể luôn khát và cần uống nhiều nước
Triệu chứng gần như đầu tiên phải kể đến khi mắc bệnh tiểu đường thường thấy sẽ là người bệnh luôn cảm thấy khát hơn tình trạng bình thường. Tuy nhiên, cần phải phân biệt được với tình trạng khát nước, uống nhiều nước là do tình trạng mất nước, do cơ thể hoạt động nhiều, do thời tiết có nhiệt độ cao và nắng nóng… cũng sẽ khiến tình trạng khát nước xảy ra nhiều hơn.
2. Tình trạng tiểu liên tục và lượng nước tiểu bài tiết cũng tăng
Dấu hiệu bệnh tiểu đường khá thường thấy ở các bệnh nhân đó là tình trạng đi tiểu nhiều lần. Nếu như thấy xuất hiện tình trạng bị đi tiểu nhiều, cùng với đó là lượng nước tiểu nhiều hơn so với bình thường, chất lượng của nước tiểu lại bình thường, tiểu cũng không bị gắt buốt… đó là một trong những dấu hiệu mà các bạn nên sớm nghĩ đến căn bệnh này.
3. Cơ thể thường bị mệt mỏi và yếu kém
Đây là một trong những biểu hiện khiến cho rất nhiều người không nghĩ đến mình bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên ở trong giai đoạn mắc phải căn bệnh này, thì lượng glucose vẫn sẽ luôn lưu thông bên trong cơ thể. Nhưng do tình trạng thiếu Insulin, glucose sẽ không thể được chuyển hóa thành năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể.
Mặt khác, vì bị mất quá nhiều năng lượng do tình trạng đào thải glucose thông qua đường tiểu, nên sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi quá mức của toàn bộ cơ thể, khiến cho các người bệnh bị gặp tình trạng suy nhược. Vì vậy, khi có những biểu hiện khát nước và đồng thời mệt mỏi thường xuyên, cơ thể bị yếu… thì sẽ cần đi khám để có thể xác định được nguyên nhân, rất có thể các bạn đã và đang mắc bệnh lý tiểu đường.
4. Chế độ ăn uống đều đặn nhưng sụt cân
Sụt cân là một trong những biểu hiện khó nhận thấy, vì hầu như mọi người thường cho rằng việc ăn uống kém hoặc là có chế độ ăn kiêng khem nên sẽ có xuất hiện tình trạng bị giảm cân. Tuy nhiên, nếu như vẫn đang ăn uống bình thường hoặc là ăn uống nhiều, không có bất kỳ sự thay đổi nào về việc tập luyện hoặc là làm việc mà vẫn bị sụt cân thì hãy nghĩ đã các dấu hiệu bệnh tiểu đường hoặc một vài những căn bệnh nghiêm trọng nào đó khác nhé.
5. Tình trạng sụt giảm thị lực nhanh chóng
Nếu như thị lực bị giảm hoặc là kết hợp với hàng loạt những biểu hiện như khát nước, cũng như sụt cân… thì sẽ cần đi khám mắt và tiến hành kiểm tra đường huyết, để có thể xác định các dấu hiệu bệnh tiểu đường liệu có ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu tại võng mạc hay không.
6. Dấu hiệu bệnh tiểu đường viêm nướu
Nếu như mắc phải bệnh lý tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ có nguy cơ bị tổn thương, khiến cho toàn bộ cơ thể yếu đi và khó có thể chống lại được vi khuẩn. Khi đó thì lợi sẽ là nơi nhận về sự ảnh hưởng nhiều nhất, đồng thời sẽ là viêm nướu, hay viêm họng… sẽ diễn ra vô cùng thường xuyên.
7. Gương mặt xuất hiện nhiều các vết thâm nám
Khi mắc phải bệnh lý tiểu đường, da cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, hầu như các dấu hiệu bệnh tiểu đường sẽ thường thấy ở trên da xuất hiện rất nhiều các vết thâm sẫm màu ở trong một số vùng, đặc biệt sẽ là ở những nơi đang có nếp nhăn hoặc là nếp gấp da.
8. Tình trạng miệng vết thương hở lâu lành
Bệnh lý tiểu đường là một trong những bệnh do tình trạng rối loạn chuyển hóa, nên khi không may mắc bệnh thì gần như toàn bộ hệ thống miễn dịch sẽ đều bị tổn thương, tổn thương ở lòng mạch, hoặc là tắc mạch máu bị hoại tử, vì thế sẽ dẫn đến những việc hàng loạt vết thương bên ngoài da khó lành, đôi khi sẽ bị hoại tử hoặc là nhiễm trùng.
9. Có thể phòng ngừa được bệnh lý tiểu đường hay không?
Bệnh lý đái tháo đường sẽ có thể không được ngăn ngừa ở trong mọi trường hợp. Bệnh lý đái tháo đường typ 1 gần như sẽ không thể ngăn ngừa được. Bạn chỉ có thể giảm bớt cơ hội phát triển bệnh đái tháo đường trở thành typ2 bằng cách tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống và đồng thời duy trì hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề di truyền và hàng loạt những yếu tố rủi ro khác sẽ có thể làm tăng rủi ro của các bạn mặc dù đã nỗ lực tốt nhất của bạn.
Ngoài ra các bạn cũng có thể ổn định lượng đường huyết và tăng cường sản sinh insulin bằng cách sử dụng thêm những sản phẩm chức năng hỗ trợ như là kiềm thảo dược X300 hoặc X50.
Trên đây là một số những thông tin về các dấu hiệu bệnh tiểu đường đã được các chuyên gia ở tại Kiềm Saphia tổng hợp và gửi đến đông đảo người dùng, hy vọng bài viết ở trên đây đã có thể giúp các bạn có thêm hàng loạt những kiến thức về bệnh lý này.
Dấu hiệu nhỏ ở miệng cảnh báo tiểu đường trở nặng
Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.