Kiềm gan thận (Saphia Alkali GT) – Giải pháp dành cho người thận yếu

Thận được ví như “nhà máy lọc nước” của cơ thể. Do đó, thận yếu có thể gây ra nhiều vấn đề xấu tới sức khỏe. Thấu hiểu những điều này, sản phẩm Kiềm Saphia Alkali GT đã được ra đời với sứ mệnh tăng cường chức năng gan – thận, hỗ trợ giảm tác hại của rượu bia và hóa chất gây hại cho gan.

1. Thận có vai trò gì với sức khỏe của chúng ta?

Thận là cơ quan bài tiết chính, nằm ở khoang bụng sau phúc mạc. Một cơ thể bình thường và khỏe mạnh sẽ có 2 quả thận nằm đối xứng nhau qua cột sống. Thận phải thường ở vị trí thấp hơn thận trái một chút.

Thận được ví như “nhà máy lọc nước” của cơ thể

Thận được ví như “nhà máy lọc nước” của cơ thể

Một số chức năng chính của thận có thể kể tới như:

  • Lọc máu và chất thải: Thận sẽ lọc để loại bỏ các chất thải, chỉ giữa lại protein và các tế bào máu.
  • Bài tiết nước tiểu: Các chất thải mà thận loại bỏ sẽ được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu và được đưa ra bên ngoài qua quá trình bài tiết.
  • Điều hòa thể tích máu: Nếu thận phát hiện có quá nhiều nước trong máu, thận sẽ đưa lượng nước thừa ra ngoài bàng quang để bài tiết. Ngược lại, nếu có quá ít nước trong máu, thận sẽ giải phóng một phần nước trở lại máu.
  • Điều hòa huyết áp: Thận có khả năng kích hoạt vitamin D để giải phóng Renin – hormone làm tăng huyết áp và Erythropoietin giúp sản sinh tế bào hồng cầu.

Có thể thấy, thận không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ bài tiết mà hoạt động của thận còn liên quan mật thiết tới tất cả các cơ quan khác trong cơ thể.

Tư vấn miễn phí

2. “Điểm danh” những nguyên nhân gây thận yếu

Mỗi ngày, thận phải làm việc không ngừng nghỉ với cường độ rất cao để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Vì thế, thận rất dễ bị tổn thương nếu chúng ta duy trì các thói quen xấu sau đây:

  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Các thành phần trong thuốc giảm đau sẽ làm giảm việc bơm máu tới thận, dẫn tới suy giảm chức năng lọc của cầu thận.
  • Sử dụng đồ uống có hại: Nước ngọt, nước có gas hoặc các đồ uống chứa chất kích thích khác có chứa nhiều chất độc hại, khiến thận phải làm việc quá tải.
  • Nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ khiến nước tiểu bị giữ lại lâu ở bàng quang, dễ dẫn tới viêm đài bể thận hoặc nhiễm trùng tiết niệu.

Nhịn tiểu, sử dụng chất kích thích… có thể khiến thận bị yếu

Nhịn tiểu, sử dụng chất kích thích… có thể khiến thận bị yếu

  • Không uống đủ nước: Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, lượng nước tiểu sẽ giảm đi và độc tố trong nước tiểu tăng lên, dễ gây hình thành sỏi thận.
  • Ăn mặn: Muối chủ yếu có chứa Natri, nếu ăn nhiều muối, thận sẽ gặp khó khăn trong việc cân bằng lượng natri và nước trong cơ thể. Hơn nữa, nếu ăn quá mặng, chúng ta sẽ có xu hướng uống nhiều nước hơn, khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Thói quen này khiến chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng do phải tiếp nhận và xử lý quá nhiều chất độc hại.
  • Ngoài ra, người mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, viêm bàng quang… cũng ảnh hưởng tới các hoạt động của thận và làm suy giảm chức năng thận.

Chính vì vậy, chúng ta nên loại bỏ các thói quen xấu nêu trên để bảo vệ thận cùng các cơ quan khác trong cơ thể. Việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm gan thận Saphia Alkali GT sớm và đúng cách cũng góp phần phòng tránh thận yếu và các bệnh liên quan.

Tư vấn miễn phí

3. Thận yếu có nguy hiểm không?

Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các diễn biến của bệnh thận thường diễn ra âm thầm và không có các biểu hiện rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi các chức năng của thận suy giảm nghiêm trọng, lúc này, bệnh đã ở giai đoạn nặng.

  • Giai đoạn 1: Các triệu chứng của không rõ ràng, phần lớn người bệnh không phát hiện ra.
  • Giai đoạn 2: Thận đã có những tổn thương nhất định và hiểu hiện ra bên ngoài nhưng chưa có triệu chứng đặc trưng.

Bệnh ở thận thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện

Bệnh ở thận thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện

  • Giai đoạn 3: Người bệnh thường bị phù tay, chân, rối loạn tiểu tiện, suy giảm sinh lý và đau mỏi vùng thắt lưng. Lúc này, các chức năng của thận đã suy giảm đáng kể.
  • Giai đoạn 4: Chức năng thận bị suy giảm đến 90%. Ngoài các triệu chứng tương tự giai đoạn 3 nhưng nặng hơn, người bệnh sẽ gặp thêm một số biến chứng như thiếu máu nghiêm trọng (do thận không lọc đủ máu), cao huyết áp và các vấn đề về xương khớp.
  • Giai đoạn 5: Các chức năng của thận suy giảm gần như hoàn toàn. Người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.

Nguy hiểm hơn, nếu bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ phải xác định sống chung với bệnh tật và chạy thận nhân tạo định kỳ. Do vậy, để thận khỏe mạnh hơn, việc cần làm là kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe.

Tư vấn miễn phí

4. Phương pháp điều trị thận yếu hiệu quả

Thận yếu gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm thì bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm bằng các phương pháp dưới đây:

4.1. Điều trị thận yếu bằng thuốc Tây y

Nếu lựa chọn điều trị bằng y học hiện đại, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc lợi tiểu: hỗ trợ thận đào thải nước và các độc tố dư thừa ra ngoài, giảm áp lực cho thận. Các loại thuốc lợi tiểu phổ biến như gồm Thiazid, Furosemid…
  • Thuốc điều hòa huyết áp Amlodipin, Perindopril, Calci phospho, Felodipin… giúp cân bằng và ổn định chức năng của thận.
  • Thuốc hỗ trợ sản sinh máu Darbe epo alpha, beta…
  • Thuốc kiểm soát acid uric Colchicin và Allopurinol…

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tây điều trị thận yếu

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tây điều trị thận yếu

Các loại thuốc này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây về lâu dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng sai chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối KHÔNG được tự ý mua thuốc nếu không có tư vấn điều trị của bác sĩ.

4.2. Điều trị thận yếu bằng các bài thuốc từ y học cổ truyền

Ngoài thuốc tây, người mắc bệnh thận yếu cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để tăng cường chức năng thận. Một số thảo dược như ngải cứu, kinh giới, lá vối, nhân trần… vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc rất tốt cho thận.

Chữa thận yếu bằng các thảo dược từ thiên nhiên mang lại hiệu quả cao và lâu dài

Chữa thận yếu bằng các thảo dược từ thiên nhiên mang lại hiệu quả cao và lâu dài

Phương pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên được đánh giá là an toàn và lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả lâu dài.

4.3. Kiềm gan thận Saphia Alkali GT – Giải pháp tối ưu cho người bệnh thận yếu

Thấu hiểu những khó khăn mà người bệnh thận yếu phải đối mặt, các bác sĩ cùng đội ngũ chuyên gia tại Kiềm Saphia đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Kiềm gan thận Saphia Alkali GT. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm Gan Thận (Saphia Alkali GT) có các công dụng chính như:

  • Tăng cường chức năng gan, thận, bảo vệ gan và thận trước các tác nhân gây bệnh…
  • Thải độc gan, giảm các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay do men gan tăng cao…
  • Khắc phục tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt…
  • Tăng cường sinh lực, cải thiện khả năng sinh lý…

Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của 19 loại thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và bồi bổ gan thận…

Tư vấn miễn phí

Hoa atiso là một trong những thành phần chính của Kiềm gan thận Saphia Alkali GT

Hoa atiso là một trong những thành phần chính của Kiềm gan thận Saphia Alkali GT

Thành phần của Saphia Alkali GT gồm có: dền gai, cỏ xước, cà gai leo, mần trầu, tía tô, kinh giới, xạ đen, bán chi liên, lá vối, sài đất, ngải cứu, nhân trần, ngũ gia bì, hy thiêm, bạch hoa xà thiệt thảo, hoàn ngọc, diệp hạ châu, bồ công anh và atiso. Đây đều là những dược liệu quý từ thiên nhiên, được sử dụng hiệu quả trong y học cổ truyền.

Cách dùng Kiềm gan thận Saphia Alkali GT vô cùng đơn giản, chúng ta chỉ cần pha loãng 15ml sản phẩm (3 muỗng cà phê) cùng 100ml nước ấm và uống trước bữa ăn 1h hoặc sau khi ăn 1.5h, sử dụng 2 lần mỗi ngày. Nhờ được điều chế từ các thảo dược tự nhiên, Kiềm gan thận Saphia Alkali GT không gây ra các tác dụng phụ có hại tới sức khỏe và có thể sử dụng trong thời gian dài để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng đúng liều lượng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm gan thận Saphia Alkali GT

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm gan thận Saphia Alkali GT

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, sản phẩm Kiềm gan thận – Saphia Alkali GT giúp cơ thể sẽ luôn giữ độ pH ở mức cân bằng, hỗ trợ chữa lành các tế bào thận đang bị tổn thương từ đó giúp thể trạng người bệnh luôn khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm Kiềm gan thận, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0336 362 588 để được giải đáp.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *