Độ pH của nước bao nhiêu là tốt? Cách đo pH trong nước chuẩn nhất

Nước vốn rất cần thiết cho cơ thể và sự sống, tuy nhiên cần phải chọn đúng loại nước. Trong đó yếu tố để đánh giá một loại nước tốt chính là độ pH của nước. Vậy độ pH bao nhiêu là tốt cho cơ thể?

1. Độ pH trong nước là gì và nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt?

Hiểu một cách đơn giản thì pH chính là thước đo độ axit hay kiềm của một dung dịch. Hiện nay thang đo giá trị pH nằm trong khoảng từ 0-14 và pH của nước cũng nằm trong khoảng này. Ở mỗi một khoảng pH khác nhau, sẽ tương ứng với các loại nước kiềm, nước axit và nước trung tính.

  • Nước kiềm chính là nước có độ pH từ 7 trở lên đây cũng là loại nước rất tốt cho sức khỏe.
  • Nước axit là nước có độ pH thấp hơn 7, loại nước này tiềm ẩn nhiều vấn đề và không tốt cho sức khỏe.
  • Nước trung tính chỉ những loại nước có pH xấp xỉ 7. Loại nước này thường không có tính axit cũng như không có tính kiềm.

Có thể thấy độ pH của nước vốn là một phép đo quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước. Vậy nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt? Dựa trên những phân tích về độ pH của nước thì độ pH phù hợp, an toàn cho nước uống là khoảng từ 6,5 – 8,5. Ở trong khoảng này tương ứng với nước có tính kiềm.

Theo đánh giá thì độ pH của nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có những yếu tố như: thời tiết, địa chất, hoạt động của con người và cả các quá trình tự nhiên.

Quan tâm: Độ pH là gì?

Độ pH của nước giúp đánh giá được chất lượng của nước

Độ pH của nước giúp đánh giá được chất lượng của nước

2. Cách đo độ pH của nước chuẩn nhất

Hiện nay có rất nhiều cách để có thể thực hiện để đo độ pH của nước. Trong đó có 3 cách đo độ pH của nước điển hình như sau:

2.1. Sử dụng giấy quỳ tím

Sử dụng giấy quỳ tím để kiểm tra độ pH được đánh giá là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất. Để kiểm tra nước bằng cách này chỉ cần thực hiện với những bước đơn giản sau:

  • Cho mẫu nước muốn đo độ pH vào cốc nhỏ.
  • Sau đó lấy giấy quỳ tím nhúng giấy quỳ vào nước
  • Lúc này giấy quỳ màu đỏ khi gặp nước có tính kiềm sẽ chuyển sang màu xanh (pH >7). Còn giấy quỳ màu xanh gặp nước có tính axit sẽ chuyển sang màu đỏ (pH <7). Nước trung tính (độ pH = 7) giấy quỳ tím sẽ không đổi màu.

Cách này chỉ có thể giúp kiểm tra xem tính chất của nước còn không thể đo chính xác chỉ số pH của nước bằng giấy quỳ tím.

Sử dụng quỳ tím đo độ pH trong nước

Sử dụng quỳ tím đo độ pH trong nước

2.2. Sử dụng que thử pH

Sử dụng que thử pH cũng là một cách phổ biến không kém dùng để đo độ pH của nước. Phương pháp này được đánh giá là mang lại độ chính xác cao và cụ thể hơn so với việc sử dụng giấy quỳ tím. Với cách kiểm tra này có thể thực hiện như sau:

  • Cho mẫu nước muốn thử nghiệm vào cốc sau đó nhúng que thử vào.
  • Chờ khoảng 2 phút, que thử sẽ đổi màu và hiển thị được kết quả
  • Lúc này có chỉ cần đối chiếu kết quả với que thử để biết được độ pH của nước.

2.3. Sử dụng máy đo pH

Sử dụng máy đo pH cũng là một cách kiểm tra độ pH giúp mang đến kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, bạn cần phải mua một chiếc máy đo chuyên dụng, sau đó đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tiến hành đo nước. Kết quả sẽ được hiển thị trực tiếp trên đồng hồ của thiết bị.

Thao tác thực hiện là nhúng đầu dò của máy vào mẫu nước muốn kiểm tra, màn hình điện tử của máy sẽ thể hiện phép đo và cho kết quả chính xác có 2 chữ số ở phần thập phân.

Về cơ bản cách đo này cũng giống như những cách đo trước, chỉ khác là kết quả hiển thị sẽ chính xác, chi tiết hơn rất nhiều nhờ việc sử dụng máy đo pH.

2.4. Sử dụng dung dịch đổi màu

Ngoài 3 cách trên thì chúng ta có thêm một cách khác cũng thường được dùng để đo độ pH của nước đó chính là dùng dung dịch đổi màu. Trong đó có 3 dung dịch chính như sau:

  • Methyl Red: Khi đo nếu độ pH <4 dung dịch sẽ chuyển sang đỏ. Từ 4 -7 dung dịch sẽ chuyển dần sang màu đỏ cam, cam rồi đến vàng. Cuối cùng là dung dịch sẽ mang màu vàng khi nước có độ pH>7.
  • Bromothymol Blue: Khi đo dung dịch chuyển sang màu vàng nếu độ pH dưới 6. PH từ 6 đến 8 là dung dịch sẽ chuyển dần từ vàng -> vàng xanh -> xanh lá -> sang xanh dương. Độ pH trên 8 sẽ làm dung dịch có màu xanh dương.
  • Phenolphtalein: Kết quả dung dịch sẽ không màu nếu pH nhỏ hơn 8 và pH lớn hơn 10 sẽ có màu đỏ.

Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, trong trường hợp nếu dùng nước có độ pH chênh lệch quá nhiều so với cơ thể sẽ làm hỏng mức cân bằng của nội môi. Điều này làm tác động xấu tới quá trình sinh học và lâu dần có thể gây hại sức khỏe, tiềm ẩn nhiều vấn đề bệnh lý như: dạ dày, xương khớp, tim mạch, da… Do đó mà độ pH của nước có vai trò cực kỳ quan trọng.

Có thể thấy thông tin về độ pH của nước có ý nghĩa và vai trò rất lớn đối với sức khỏe. Vì thế hãy chú ý để chọn được nguồn nước tốt, sạch trong sinh hoạt hàng ngày giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *