Giải đáp thắc mắc về môi trường kiềm và cách tạo môi trường kiềm trong cơ thể

Môi trường kiềm và môi trường axit tồn tại song song và tạo nên sự cân bằng của cơ thể. Vậy môi trường kiềm là môi trường gì và có vai trò gì? Làm thế nào để tạo môi trường kiềm cho cơ thể? Chúng ta hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây!

1. Môi trường kiềm là môi trường gì?

Nồng độ pH sẽ quyết định tính chất của môi trường cơ thể, trong đó, pH = 7 được coi là trung tính. Môi trường kiềm là môi trường có độ pH > 7, môi trường axit có độ pH < 7. Ở trạng thái bình thường, cơ thể sẽ có tính kiềm nhẹ (pH ~ 7.365). Độ pH càng cao thì tính kiềm trong cơ thể càng mạnh.

Môi trường kiềm là môi trường có độ pH > 7

Môi trường kiềm là môi trường có độ pH > 7

Môi trường kiềm là điều kiện lý tưởng để cơ thể sản sinh những hormone có lợi, duy trì sức khỏe thể chất và giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn. Ngoài ra, môi trường kiềm cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

2. Tác hại khó lường khi cơ thể thiếu môi trường kiềm

Ngược lại với môi trường kiềm, môi trường axit lại là điều kiện thuận lợi để tác nhân gây bệnh phát triển, tấn công các tế bào khỏe mạnh. Khi dư thừa nhiều axit, cơ thể sẽ bị giảm khả năng đào thải chất độc hại và kim loại nặng, tế bào cũng bị giảm khả năng tự tái tạo khi bị tổn thương.

Da xấu là một trong những dấu hiệu của cơ thể đang bị dư thừa axit

Da xấu là một trong những dấu hiệu của cơ thể đang bị dư thừa axit

Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bị thiếu kiềm:

  • Da xấu, nổi mụn hoặc sạm đen, lỗ chân lông to;
  • Rụng tóc;
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay;
  • Hơi thở có mùi khó chịu, lưỡi nhiều cặn trắng;
  • Kém tập trung, thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc kích động;
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng, mệt mỏi;
  • Muốn ngủ nhiều, ngủ li bì;
  • Nước tiểu khai bất thường và có màu đậm hơn bình thường.

Môi trường axit chính là tác nhân khiến cơ thể bị nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc gây ra các vấn đề như loãng xương, viêm khớp, viêm gan, thận. Nếu bị thiếu kiềm trong thời gian dài, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thậm chí là ung thư.

Nếu độ pH của máu xuống dưới chỉ số 7.2, cơ thể có nguy cơ rơi vào trạng thái nguy kịch. Lúc này, hồng cầu có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn mao mạch cục bộ, các tế bào bị thiếu oxy gây chuyển đổi, có thể đe dọa tới tính mạng.

3. Một số cách tạo môi trường kiềm trong cơ thể

Ước tính, có tới 80% lượng thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày có tính axit và chỉ có khoảng 20% thực phẩm tạo môi trường kiềm. Thực tế này cho thấy lượng kiềm cung cấp cho cơ thể không đủ để trung hòa bớt axit dư thừa. Do đó, để tạo môi trường kiềm cho cơ thể, trước hết chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống bằng một số cách sau:

3.1. Sử dụng các thực phẩm có tính axit ở mức vừa phải

Thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu…) có độ axit uric, axit lactic và cholesterol khá cao. Sử dụng nhiều các loại thịt này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gout mà còn làm tăng lượng axit trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta chỉ nên sử dụng những thực phẩm này ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Thịt đỏ có chứa nhiều axit, chúng ta chỉ nên ăn một lượng vừa phải

Thịt đỏ có chứa nhiều axit, chúng ta chỉ nên ăn một lượng vừa phải

Chocolate, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn… cũng chứa một lượng lớn axit và các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Đây là nhóm thực phẩm cần hạn chế tối đa nếu không muốn cơ thể bị dư axit. Thức ăn giàu tinh bột và đường cũng là những thực phẩm nên được sử dụng ở mức vừa phải để tránh làm tăng axit trong cơ thể.

3.2. Tạo môi trường kiềm cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu kiềm

Cách tạo môi trường kiềm đơn giản nhất chính là bổ sung các thực phẩm giàu kiềm như:

  • Rau có màu xanh đậm, đặc biệt là các loại rau họ cải như: cải bắp, bông cải (súp lơ), rau cải xoăn, rau chân vịt, măng tây…
  • Sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành… chứa nhiều vitamin E và K, có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn quá nhiều thực phẩm chiên xào hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Các loại củ, quả có màu sắc sặc sỡ: cà chua, cà rốt, ớt chuông…
  • Trái cây: cam, chanh, bưởi, dưa hấu, bơ…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, phô mai, sữa chua…

Nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây cùng các thực phẩm giàu tính kiềm khác

Nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây cùng các thực phẩm giàu tính kiềm khác

Bên cạnh đó, việc uống đủ 2l nước mỗi ngày cũng giúp lọc máu, đảm bảo độ kiềm trong máu và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài nước lọc, chúng ta cũng nên bổ sung nước ép trái cây hoặc sinh tố để tăng cường vitamin và khoáng chất.

3.3. Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học

Ngoài việc bổ sung thức ăn tạo môi trường kiềm, việc duy trì một lối sống khoa học sẽ giúp duy trì trạng thái cân bằng của môi trường trong cơ thể. Những lưu ý sau sẽ giúp tạo môi trường kiềm lý tưởng:

  • Tập thể dục thể thao hoặc vận động vừa sức để tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, giúp tinh thần sảng khoái và đào thải bớt độc tố qua tuyến mồ hôi.
  • Tập hít thở sâu để giúp cơ thể loại bỏ các luồng khí độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất là 7 – 8 tiếng mỗi ngày để não bộ và cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời tái tạo năng lượng.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích thần kinh khác.

Ngoài những thói quen trên, việc uống nước kiềm mỗi ngày cũng chính là một thói quen giúp cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật. Trong đó, nước Kiềm thảo dược Saphia Alkali được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

3.4. Uống Kiềm thảo dược Saphia – cách tạo môi trường kiềm bền vững cho cơ thể

Giới chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá, uống Kiềm thảo dược Saphia mỗi ngày chính là một trong những phương pháp tốt nhất để tạo môi trường kiềm trong cơ thể bền vững.

Sở dĩ Kiềm Saphia có thể mang lại hiệu quả vượt trội với cơ thể là nhờ cơ chế tác động toàn diện qua 3 giai đoạn:

  • Hấp thụ và chuyển hóa: Cơ thể sẽ hấp thụ các dưỡng chất có trong kiềm Saphia để phục hồi tổn thương ở cấp độ tế bào, giúp các chuyển hóa trong cơ thể diễn ra nhanh hơn và tiêu hao nhiều năng lượng. Nhờ đó, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện. Quá trình này sẽ thể hiện rõ rệt ở những người đang điều trị bệnh mạn tính.
  • Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể: Quá trình cơ thể hấp thu và chuyển hóa sẽ sinh ra một số độc tố. Tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể sau khi sử dụng Kiềm thảo dược Saphia liên tục. Quá trình đào thải này có thể diễn ra trong vòng 1,5 – 2 tháng. Trong lúc này, người sử dụng sẽ có cảm giác cơ thể nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái và giàu năng lượng hơn.
  • Tái tạo và cân bằng môi trường trong cơ thể: Sau khi được loại bỏ tối đa lượng độc tố và axit dư thừa, cơ thể sẽ trở lại trạng thái cân bằng môi trường giữa kiềm và axit. Các triệu chứng hoặc vấn đề cơ thể đang gặp phải sẽ được giải quyết, phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Hơn 20.000 khách hàng đã sử dụng và đạt được những hiệu quả tích cực từ Kiềm thảo dược Saphia. Đây là minh chứng khẳng định chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm kiềm thảo dược đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

Kiềm Saphia sản phẩm chăm sóc sức khỏe thế hệ mới với độ kiềm cao nhất thế giới

Hơn 20.000 khách hàng sử dụng Kiềm Saphia đã đạt được những hiệu quả tích cực

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc môi trường kiềm là gì và những cách tạo môi trường kiềm cho cơ thể. Có thể thấy rằng, sử dụng Kiềm thảo dược Saphia mỗi ngày chính là cách kiềm hóa cơ thể tốt nhất. Khách hàng có thể gọi tới số điện thoại 0336 362 588 để được hướng dẫn lựa chọn sản phẩm kiềm thảo dược phù hợp nhất.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *