GS Đái Duy Ban và NKH Nguyễn Phương Dung – 35 năm vẹn nguyên nghĩa tình thầy trò

Hơn 30 năm nghiên cứu và cống hiến vì sức khỏe cộng đồng, NKH Phương Dung luôn tự hào là học trò của giáo sư Đái Duy Ban. Nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu Việt Nam chính là người đã dìu dắt bà từ những bước “chập chững” đầu tiên trên con đường nghiên cứu hóa sinh. 

Giáo sư Đái Duy Ban – nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu Việt Nam

Giáo sư – Viện Sĩ – Tiến sĩ khoa học Đái Duy Ban là nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam trong ngành sinh học. Ông đã viết hơn 120 cuốn sách khoa học chuyên ngành hóa sinh học, y sinh học, sinh học phân tử, công bố trên 350 công trình khoa học bằng nhiều thứ tiếng. Đặc biệt, từ những nghiên cứu có tính đột phá về dược liệu, enzyme, ông đã tìm ra phương pháp hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh nan y như ung thư, HIV/AIDS, cai nghiện ma túy, viêm gan virus B, C,…

Giáo sư cũng là người đầu tiên phát hiện ra 24 loài Đông trùng hạ thảo Việt Nam – kho vàng dược liệu quý hiếm.

Bằng những cống hiến không ngừng nghỉ, ông được tôn vinh là người của năm 2005 và nhà khoa học của thế kỷ 21. Năm 2009 ông được nhận danh hiệu Viện sĩ Hoa Kỳ do Viện tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ phong tặng.

Giáo sư Đái Duy Ban chụp ảnh cùng học trò của mình - NKH Phương Dung
Giáo sư Đái Duy Ban chụp ảnh cùng học trò của mình – NKH Phương Dung

Mối duyên lành của 2 nhà khoa học cùng chung lý tưởng

Từ rất sớm, nhà khoa học Nguyễn Phương Dung đã có niềm đam mê với nghiên cứu hoá sinh và thảo dược. Đầu thập niên 90, nhận thấy thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nước hầu như là hóa chất độc hại phần lớn nhập từ Trung Quốc, bà quyết định lựa chọn một lối đi riêng. Bà nhớ lại: “Đó là những sản phẩm thuốc trừ sâu thuộc nhóm độc 1,2,3 để lại tồn dư trên nông sản rất lớn. Đứng trước tình hình đó, tôi nghĩ mình cần phải nghiên cứu sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Qua giới thiệu, tôi tìm đến Giáo sư Đái Duy Ban và bắt đầu hợp tác với thầy vào việc nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật. Lúc bấy giờ, Giáo sư đã được biết đến là một nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành sinh học, các hoạt chất dược liệu, một chuyên gia nghiên cứu sâu về ung thư.”

NKH Nguyễn Phương Dung sớm có niềm say mê với thảo dược và ngành sinh học
NKH Nguyễn Phương Dung sớm có niềm say mê với thảo dược và ngành sinh học

Kết quả, tới năm 2000 các sản phẩm công nghệ sinh học diệt côn trùng không độc hại như: TP Thần Điền thuốc trừ sâu sinh học từ thảo dược, TP Thần tốc, TP Zep 18EC từ tinh dầu tự nhiên… đã ra đời và được đăng ký đặc cách tại Cục Bảo vệ thực vật.

Năm 2005, hai nhà khoa học tiếp tục bắt tay nghiên cứu đề tài “TP- Kim Thiên diệt côn trùng có hại” và đã được thông qua tại Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 ngày 11-12/04/2004. Công trình nghiên cứu chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng của bà và Giáo sư Ban đã gây tiếng vang lớn, cũng là tiền đề thúc đẩy nhà khoa học dấn thân sâu hơn vào con đường nghiên cứu các sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên.

Đề tài nghiên cứu được in trong sách Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5
Đề tài nghiên cứu được in trong sách Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5

Không dừng lại ở những thành công trên, NKH Phương Dung với sự hướng dẫn của GS Ban tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mỹ phẩm từ thảo dược lành tính được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt.

Cùng chung lý tưởng tìm ra phương pháp chăm sóc sức khỏe mới từ thảo dược, hai ai thầy trò làm việc không biết mệt mỏi. Năm 2009, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của NKH Phương Dung khi hai thầy trò bắt đầu chuyển sang nghiên cứu chế phẩm kiềm thảo dược hoạt hóa dùng để phòng và điều trị bệnh cho con người. Dự án kiềm thảo dược hoạt hóa chính thức được kích hoạt. Sau 10 năm miệt mài, kiềm thảo dược pH 13-14 được nghiên cứu thành công, sản phẩm Kiềm Saphia đã chính thức ra đời, đồng thời tạo ra bước ngoặt cho nền công nghệ sinh học.

Có thể nói, Giáo sư Đái Duy Ban là người đã giúp nhà khoa học Phương Dung đi từ những bước đi đầu tiên. Thầy là người chủ trương nghiên cứu còn bà là người thực hành. Dù quá trình nghiên cứu gặp vô vàn khó khăn, nhưng hai thầy trò vẫn nỗ lực không từ bỏ để tìm ra kiềm thảo dược đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

Các sản phẩm kiềm thảo dược Saphia được ưa chuộng trên thị trường
Các sản phẩm kiềm thảo dược Saphia được ưa chuộng trên thị trường

Ơn thầy mãi ghi

Tới thăm Giáo sư Ban vào một sáng mùa thu, hai thầy trò không khỏi xúc động khi gặp mặt. NKH Phương Dung vui mừng chia sẻ với thầy về sản phẩm mới nghiên cứu được kỳ vọng hỗ trợ tốt cho người bệnh ung thư. 

Cô học trò ngây thơ ngày nào giờ đã làm được những điều lớn lao, giúp hàng triệu người được khỏe mạnh, giúp bà con vùng dược liệu sống khỏe và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Bà chia sẻ:“Tôi đã được học ở thầy – một giáo sư lớn và cũng là một nhân cách lớn. Nhờ sự dẫn dắt của thầy mà chúng tôi đã có những công trình nghiên cứu thành công. Trong đó, kiềm thảo dược là thành tựu lớn nhất, tâm huyết nhất của tôi. Thầy là người mẫu mực, cần mẫn và chân thành. Điều đó đã giúp tôi học được rất nhiều ở đức tính không sợ khổ, khó khăn mấy cũng vượt qua. Tôi cảm ơn trời đất đã cho tôi gặp thầy ngay từ khi tôi còn trẻ. Ơn thầy, tôi mãi mãi khắc ghi.”

GS Đái Duy Ban và NKH Nguyễn Phương Dung - 35 năm vẹn nguyên nghĩa tình thầy trò

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *