Giải đáp thông tin uống nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày có đúng không?

Hiện nay số ca mắc bệnh dạ dày ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố, nhất là nguyên nhân do thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ và nguồn gốc xuất xứ thực phẩm không rõ ràng. Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người, nếu dạ dày không tốt, toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy việc nắm bắt kiến thức về các bệnh lý dạ dày cũng như cách phòng tránh và cải thiện tình trạng dạ dày sẽ giúp mọi người có một sức khỏe tốt. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày có đúng hay không ngay sau đây nhé!

1. Bệnh lý dạ dày gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Dạ dày là một hệ thống liên kết rất phức tạp và tạo thành bởi những lớp cơ chắc chắn có khả năng co bóp mạnh và chứa được thể tích lớn. Dạ dày có 2 chức năng chính: Co bóp, nghiền nhỏ thức ăn cùng với việc nhào trộn thức ăn thấm acid dịch vị  và chuyển hoá chất dinh dưỡng trong thức ăn nhờ hệ enzym có trong dịch vị. 

Khi dạ dày bị tổn thương sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cụ thể người bệnh sẽ phải đối mặt với những rắc rối từ nhẹ đến nặng sau: 

  • Các bệnh lý về dạ dày sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, chướng bụng đầy hơi, ợ chua nóng rát hoặc có biểu hiện rối loạn tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy.
  • Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn nhanh no và khó tiêu.
  • Với trường hợp có kèm xuất huyết tiêu hoá khiến người bệnh thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, uể oải, sụt cân.
  • Bệnh có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị và mức độ tái phát nhiều lần. 

chướng bụng đầy hơi

2. Các nguyên nhân gây nên bệnh lý đau dạ dày

  • Do các vi sinh vật (Vi khuẩn Helicobacter pylori)

Nhiều loại vi khuẩn nấm gây nên tình trạng viêm hoặc loét dạ dày, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori ( viết tắt là vi khuẩn HP)

  • Do thói quen ăn uống – sinh hoạt

Thói quen trong ăn uống sinh hoạt là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày. Những thói quen xấu có thể kể đến như: ăn uống không điều độ, ăn không đúng giờ, ăn khuya. Ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Ăn nhiều đồ chua, cay nóng, chiên rán. Vừa ăn vừa làm việc khác như xem điện thoại tivi.v..v..Sử dụng bia rượu, chất kích thích.

Do thói quen ăn uống - sinh hoạt

  • Do yếu tố tâm lý

Những người thường xuyên căng thẳng, áp lực khiến dạ dày co bóp, tăng tiết dịch vị mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét. 

  • Do bệnh lý

Một số bệnh lý ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hoá như viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, hội chứng ruột kích thích.

  • Do dùng thuốc

Các thuốc kháng viêm steroid hoặc thuốc kháng sinh gây ức chế hệ vi sinh trong dạ dày dẫn đến nhiều bệnh lý như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…v..v..

Do dùng thuốc

3. Tìm hiểu về một số bệnh lý dạ dày thường gặp

3.1 Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng

Cho đến nay chưa tìm được nguyên nhân chung cho loét, nhưng nhìn chung là các nguyên nhân do di truyền, tâm lý và môi trường. Triệu chứng của loét dạ dày thường là đau vùng thượng vị có thể đau tràn ra sau lưng. Cơn đau từng đợt kéo dài từ 2-8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau gia tăng theo mùa, nhất là mùa đông. 

Cơn đau thường xuất hiện sau ăn từ 30 phút đến 2 giờ và thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và tối hơn là ăn sáng. Diễn biến của bệnh thường khởi phát loét trong năm đầu, 10-15 năm sau 60% bệnh nhân được cải thiện, 20% bệnh nhân phải phẫu thuật và 20% bệnh nhân có diễn biến loét theo chu kỳ. Biến chứng của loét dạ dày tá tràng thường là chảy máu, thủng, xơ teo dạ dày gây hẹp đặc biệt loét dạ dày có thể diễn biến ung thư hoá.

3.2 Tình trạng viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một thuật ngữ được dùng một cách rộng rãi được dùng để thể hiện cho tất cả mọi trường hợp chậm tiêu mà không có tổn thương thực thể được xác định. Viêm dạ dày thường được phân làm 2 loại là viêm dạ dày cấp và mãn tính. 

Triệu chứng của viêm dạ dày cấp thường là cảm giác nóng ran vùng thượng vị có kèm theo nôn, choáng váng phản ứng xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi.. Còn viêm dạ dày mạn thường không có triệu chứng. Phần lớn viêm dạ dày mạn chỉ phát hiện khi xuất hiện triệu chứng thiếu máu hay ung thư dạ dày.

Tình trạng viêm dạ dày

3.3 Trào ngược dạ dày và thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid và hỗn hợp thức ăn trong dạ dày trào ngược lại thực quản. Bệnh xảy ra khi cơ vòng thực quản đóng không đúng cách. 

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Hàng loạt triệu chứng khó chịu xuất hiện như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, sụt cân, ho khan…Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như hẹp thực quản, loét thực quản…

3.4 Bệnh lý nhiễm khuẩn HP dương tính

Đây là loại vi khuẩn đã được Marshall và Warren phát hiện vào năm 1983, HP gây viêm dạ dày mạn tính nhất là vùng hang vị. Chúng có khả năng trú ngụ và phát triển bên trên lớp nhầy bao quanh thành dạ dày tá tràng. 

Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn HP tấn công phá hủy lớp nhầy làm lộ ra các lớp niêm mạc dạ dày tá tràng. Từ đó acid dạ dày dễ dàng gây ra các tổn thương, ổ viêm loét ở mọi vị trí. 

Bệnh lý nhiễm khuẩn HP dương tính

3.5 Tình trạng ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày đứng hàng đầu của các ung thư đường tiêu hoá. Mặc dù tỷ lệ tử vong đã có chiều hướng giảm trong suốt 60 năm qua nhưng tỉ lệ bệnh so với các ung thư khác vẫn còn cao. Bệnh tiến triển âm thầm nên có khoảng 70% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. 

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mờ nhạt nên thường nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hoá thông thường. Nội soi tiêu hoá là phương pháp có giá trị chẩn đoán tốt nhất giúp phát hiện bệnh ung thư từ giai đoạn sớm. 

4. Giải pháp bảo vệ sức khoẻ và ổn định chức năng dạ dày

  • Duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh

Rất nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến dạ dày như: Bia rượu, Thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng, stress dài ngày…. Những yếu tố này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dạ dày. Vì thế để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày thì cần hạn chế tối đa hoặc bỏ những thói quen xấu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời nên có kế hoạch rèn luyện cơ thể, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe, sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày như nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày.

Duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh

  • Rèn luyện thói quen tốt cho hệ tiêu hoá

Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, uống đủ nước trong ngày, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, cung cấp vitamin tự nhiên cho cơ thể bằng các loại trái cây, đồng thời nên tránh các hành động như ăn quá nhanh, bỏ bữa sáng, ăn nhiều đồ chiên rán, cay nóng, thường xuyên ăn khuya, bổ sung thêm nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày để tăng cường hệ miễn dịch.

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây khi chữa đau dạ dày

Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm steroid. Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, chảy máu thậm chí là thủng dạ dày. 

Nên dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc không đúng liều lượng và thời gian dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc khiến cho bệnh dạ dày ngày càng nặng. Nên uống thuốc với một ly nước lọc tránh uống nước cam hay nước chanh sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cũng như tác dụng của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây khi chữa đau dạ dày

5. Nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày nhờ yếu tố nào?

  • Yếu tố 1: Nước kiềm an toàn từ thực vật, thảo dược với độ PH cao nhất trên thang đo

Nước kiềm với độ kiềm cao, kiềm bền vững giúp trung hòa acid dư thừa trong dạ dày – tác nhân gây ra các cơn đau, làm cho vết loét trở nên trầm trọng hơn. Nước kiềm thảo dược được nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới thử nghiệm trên nhóm bệnh nhân có bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hoá và được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh lý dạ dày như ợ nóng, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi..v..v..

  • Yếu tố thứ 2: Nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày nhờ có hàm lượng kháng sinh thực vật cao

Hàm lượng kháng sinh thực vật trong nước kiềm có hoạt tính kháng khuẩn mạnh giúp chống lại vi khuẩn HP, chống oxy hóa, chống viêm như là alcaloid, flavonoid, saponin, terpenoid và polysaccharide. Kiềm thảo dược chứa các hợp chất như flavonoid, phenolic, saponin có tác dụng tái tạo, làm lành vết thương, từ đó làm lành ổ loét dạ dày-tá tràng.

  • Yếu tố thứ 3: Nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày nhờ bổ sung vi khoáng vi lượng cho cơ thể để gia tăng khả năng tái tạo

Bệnh loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng rất lớn đến việc dung nạp thực phẩm của người bệnh cũng như khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Trong khi đó, khi mắc bệnh, cơ thể cần nhiều dinh dưỡng hơn, từ calo, vitamin, khoáng chất, protein,… để phục hồi tổn thương tốt hơn. Một số thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng cũng gây cản trở tới khả năng hấp thu và duy trì ổn định vitamin – khoáng chất trong cơ thể. Do đó việc sử dụng nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày góp phần bổ sung thêm ion và khoáng chất cho cơ thể, giúp cơ thể mau hồi phục: Na, K, Ca, Kẽm, Sắt…

bổ sung vi khoáng vi lượng

Các thảo dược trong Kiềm thảo dược Dạ dày có tác dụng chống loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt: Dạ cẩm, Hoàn ngọc, Xạ đen, Bạc hà, Cam thảo…

  • Yếu tố thứ 4: Công nghệ hoạt hoá giúp nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày tăng được khả năng hấp thụ vào cơ thể

Công nghệ hoạt hóa phân tử của nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày dưới dạng nano làm cho phân tử đi vào tế bào nhanh hơn, tăng cường hấp thu, tăng tái tạo và làm lành. Công nghệ nước EZ giúp thẩm thấu nhanh vào sâu trong lõi tế bào, tăng cường chuyển hóa các chất.

6. Lời khuyên về dinh dưỡng đối với người bệnh dạ dày

6.1 Chế độ ăn uống khi bị bệnh dạ dày

Lời khuyên từ các chuyên gia đối với người bệnh dạ dày là nên ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa hoặc ăn trái giờ quy định. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ và tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no để tránh dạ dày bị kích thích quá mức. Nên ăn thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa – hấp thu. Đồng thời kết hợp sử dụng thêm nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày.

Dưới đây là một số các loại thực phẩm người bệnh dạ dày nên ăn:

  • Tinh bột tốt (tinh bột phức tạp, tinh bột hấp thu chậm): VD ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo lứt, gạo nguyên cám, khoai lang, yến mạch, lúa mì. Ăn dưới dạng nấu mềm, hầm nhừ. Rau lá non chứa vitamin K như bắp cải, súp lơ, măng tây, xà lách. Trái cây chín chứa nhiều chất xơ và các enzyme hỗ trợ tiêu hóa: táo, bơ, lựu, đu đủ.
  • Đạm (ưu tiên thực vật): đậu, óc chó, hạnh nhân. Đạm động vật: cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da
  • Chất béo không bão hòa (ưu tiên thực vật): dầu đậu nành, dầu olive, dầu vừng, dầu hạt cải. 

Chất béo không bão hòa

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn cũng có những thực phẩm cần hạn chế đặc biệt với những người mắc bệnh lý dạ dày.

  • Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản…
  • Các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…
  • Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ).
  • Rượu, bia, cà phê, trà đặc, nước có gas.

6.2 Uống nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày đúng cách

Đối với người bệnh dạ dày nên tập thói quen uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và chia nhỏ theo từng khung giờ. Không nên uống nước ngay sau khi ăn no làm loãng dịch vị dạ dày. Nên uống nước sau lúc ngủ dậy và trước ăn 30 phút. Uống nước Kiềm Dạ dày, Kiềm X300 hoặc X50 trước ăn 1 giờ để Kiềm thấp thu vào cơ thể tốt nhất. Liều lượng sử dụng thì nên theo chuyên gia.

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề nước kiềm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày đã được Kiềm Saphia tổng hợp và gửi đến toàn bộ người dùng, chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người có thêm cái nhìn tổng quan về tác dụng của sản phẩm này.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *