Độ pH là gì? Cách cân bằng độ pH trong cơ thể hiệu quả

Nồng độ pH hay thang đo pH là một cụm từ rất phổ biến và được nhắc đến thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Vậy thực chất nồng độ pH là gì và có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

1. Tìm hiểu về nồng độ pH là gì?

Độ pH là gì hay nồng độ pH là gì thì thực chất pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước, thông qua độ pH có thể đo mức độ axit/ bazơ của nước. Thang pH chỉ từ 0 – 14, được biết khi độ pH > 7 dung dịch lại mang tính kiềm. Ngược lại nếu độ pH < 7 thì dung dịch mang tính axit.

Còn đối với cơ thể mỗi chúng ta thì nồng độ pH nằm trong khoảng 7.3 – 7.4, đây cũng được coi là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên hiện nay do chế độ ăn uống thiếu khoa học, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, lười vận động, cuộc sống nhiều căng thẳng… nên cơ thể thường mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Khi cơ thể dư thừa axit sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, dạ dày, đường ruột…

Và lúc này một giải pháp được đặt ra để giúp đào thải lượng axit ra ngoài giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tối đa bệnh tật và các vấn đề sức khỏe khác chính là bổ sung kiềm để cân bằng độ ph trong cơ thể. Cách này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại được đánh giá rất cao.

Xem thêm: Cách tạo môi trường Kiềm cho cơ thể

Độ pH và cách cân bằng độ pH cho cơ thể

Độ pH và cách cân bằng độ pH cho cơ thể

2. Cách cân bằng độ pH trong cơ thể hiệu quả

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chúng ta phải đối mặt với quá nhiều vấn đề nên cơ thể rất dễ bị dư thừa axit dẫn đến trạng thái thường xuyên mệt mỏi, ốm vặt và lâu dần sẽ hình thành nên nhiều bệnh lý phức tạp. Và để có thể cân bằng lượng pH trong cơ thể, bạn có thể tham khảo một vài cách đơn giản nhưng cực hiệu quả sau:

2.1. Hạn chế ăn thịt đỏ và đường hay bột mì

Các loại thực phẩm như bột mì, đường, thịt động vật đều là những món ăn rất quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên ăn quá nhiều những đồ này sẽ khiến cơ thể dư thừa axit, gây viêm nhiễm từ đó hình thành nên nhiều bệnh tật.

Lý tưởng nhất bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, tuần có thể từ 2-3 bữa để giúp kiểm soát lượng pH an toàn nhất.

2.2. Tham khảo và dùng những thực phẩm nhiều Kali

Kiềm có rất nhiều trong nhóm thực phẩm giàu kali như: rau xanh lá, các loại hạt khô, trái cây tươi… Vì thế trong chế độ ăn hàng ngày hãy chú ý bổ sung nhiều nhưng thực phẩm chứa kali, bởi chúng giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát độ pH.

Lưu ý: những thực phẩm rau củ, trái cây nên ăn ở dạng tươi là tốt nhất và khi chế biến không nên dùng quá nhiều dầu mỡ và lượng nhiệt cao.

2.3. Chú trọng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày

Bữa sáng và trưa được coi là quan trọng nhất, vì thế hãy nâng cao dinh dưỡng và khẩu phần ăn trong 2 bữa này. Còn đối với bữa tối nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu, không nên ăn quá no và ăn tối trước 7h là tốt nhất.

Việc ăn tối muộn với những đồ ăn nhanh hoặc chiên quá nhiều dầu mỡ thực sự không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Kiềm có rất nhiều trong các loại thực phẩm rau củ, trái cây tươi

Kiềm có rất nhiều trong các loại thực phẩm rau củ, trái cây tươi

2.4. Không nên bỏ qua giấm táo và chanh

Giấm táo được xác định là chứa nhiều acid acetic, protein, enzyme, chất chống oxy hóa, acid amin, K, P, Ca, Mg, Cu, vitamin A và hàm lượng các vi khuẩn nên rất cần thiết để cân bằng độ pH cho cơ thể.

Còn với chanh tươi vừa có tác dụng giải nhiệt, lại giúp cân bằng độ pH giúp cơ thể luôn ở trạng thái tỉnh táo, tràn đầy năng lượng. Vì thế không nên bỏ qua 2 thức uống tự nhiên, tốt cho sức khỏe này. Mỗi ngày bạn nên uống 1 cốc vào buổi sáng là tốt nhất.

2.5. Sử dụng bột baking soda

Bột baking soda cũng là một lựa chọn tốt trong việc giúp cơ thể cân bằng độ pH nhưng baking soda không tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp hoặc chứng phù nề. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý trước khi dùng.

Với bột baking soda bạn có thể pha với nước tinh khiết để uống, đơn giản và hiệu quả nhất.

2.6. Bổ sung thực phẩm chăm sóc sức khỏe giàu kiềm

Bổ sung thực phẩm chăm sóc sức khỏe giàu kiềm được đánh giá là cách bổ sung kiềm, đào thải lượng axit ra ngoài cơ thể nhanh và hiệu quả nhất. Nguyên do bởi những loại thực phẩm này có hàm lượng kiềm cao, điều chế dưới công nghệ hiện đại nên khi đi vào cơ thể giúp hấp thu được nhanh và tối đa nhất.

Hiện nay Kiềm Saphia là sản phẩm nổi bật giúp kiềm hoá cơ thể hiệu quả. Kiềm có độ pH 13 – 14 cao nhất trong thang kiềm. Kiềm Saphia có thành phần 100% thảo dược nên tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt những người mắc bệnh mạn tính.

Sử dụng các sản phẩm của Kiềm Saphia giúp kiềm hoá cơ thể hiệu quả

Sử dụng các sản phẩm của Kiềm Saphia giúp kiềm hoá cơ thể hiệu quả

Khi đã lý giải được độ pH là gì cũng như cách cân bằng độ pH trong cơ thể, bạn có thể tham khảo và thực hiện đều đặn mỗi ngày để có được sức khỏe tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    ĐĂNG KÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    VỚI NKH NGUYỄN PHƯƠNG DUNG





      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VỚI

      BÁC SĨ QUÁCH VĂN MÍCH





        ĐĂNG KÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ





        Tư vấn trực tiếp 24/7: 0336 362 588