Độ pH của nước là gì? Nên sử dụng nước có độ pH bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe?

Độ pH của nước là gì mà ngày càng có nhiều người quan tâm tới chỉ số này? Độ pH của nước có ý nghĩa gì? Nên sử dụng nước có độ pH bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe? Tất cả mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây!

1. Độ pH của nước là gì, có ý nghĩa gì?

Độ pH của nước, độ pH của các dung dịch đều ít nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của chúng ta. Vậy độ pH trong nước là gì?

Thang đo độ pH của nước

Thang đo độ pH của nước

pH chính là thước đo tính chất (kiềm hoặc axit) của một dung dịch. Mỗi dung dịch đều có nồng độ pH riêng thể hiện tính chất của dung dịch đó. Cụ thể, pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H+ trong dịch. pH được chia theo các cấp độ từ 0 tới 14, pH của nước cũng nằm trong khoảng này.

  • Nước có độ pH từ 7 trở lên sẽ có tính kiềm, hay còn được gọi là nước kiềm. Độ pH càng lớn hơn 7 thì tính kiềm càng cao.
  • Nước có độ pH thấp hơn 7 sẽ có tính axit, hay còn được gọi là nước axit. Độ pH càng nhỏ hơn 7 thì tính axit càng cao.
  • Nước trung tính có nồng pH xấp xỉ 7. Nước này không có tính axit cũng như không có tính kiềm.

Độ pH của nước và các dung dịch khác có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sức khỏe của chúng ta..

2. Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt?

Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), độ pH của nước uống nên nằm trong khoảng 6,5 – 9,5. Đây là mức trung bình, nước có tính kiềm nhẹ, dễ uống, an toàn và tốt cho sức khỏe. Dựa vào hướng dẫn này, mỗi quốc gia sẽ có những chuẩn riêng về nước uống áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt?

Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt?

Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (04/2009/TT – BYT). Theo đó, quy định nồng độ pH của nước sử dụng trong ăn uống phải nằm trong giới hạn tối đa cho phép, tức là trong khoảng pH từ 6.5 – 8.5. Giới hạn này cũng trùng khớp với giới hạn cho phép của EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ).

Việc sử dụng nước có độ pH phù hợp sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu được các vi chất có lợi, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe lâu dài.

3. Hướng dẫn cách đo độ pH của nước

Chúng ta có thể xác định nồng độ pH của nước theo những cách sau đây:

3.1. Kiểm tra độ pH nước tại nhà

Người dân có thể tự đo độ pH của nước ngay tại nhà bằng các thiết bị như bút đo nồng độ pH. Thiết bị này có thể hiển thị tương đối chính xác nồng độ pH của nước. Bút đo pH được sử dụng phổ biến nhưng bút cần được hiệu chỉnh khi sử dụng. Người dân cũng nên bảo quản thiết bị đúng cách để không bị xảy ra các sai số khi đo.

Bảng màu so sánh độ pH của nước

Bảng màu so sánh độ pH của nước

Đơn giản hơn, chúng ta có thể kiểm tra tính chất của nước bằng giấy quỳ tím. Khi giấy quỳ tím đổi sang màu xanh nghĩa là nước có tính kiềm, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì nước có tính axit. Cách làm này chỉ xác định được tính chất của nước chứ không biết được cụ thể nồng độ pH trong nước.

3.2. Mang mẫu nước đi kiểm tra nồng độ pH

Nếu không không có các dụng cụ đo nồng độ pH chuyên dụng, người dân hãy mang mẫu nước tới các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra. Cách này sẽ cho kết quả chính xác tuyệt đối về nồng độ pH trong nước, đồng thời cũng phân tích được các thành phần hoặc tạp chất trong nước.

4. Độ pH của một số loại nước là bao nhiêu?

Ngoài nước lọc, hằng ngày chúng ta cũng nạp vào cơ thể nhiều loại nước khác. Mỗi loại nước lại có nồng độ pH khác nhau, ví dụ như:

  • Nước cam có pH ~ 3;
  • Cà phê có pH ~ 5;
  • Nước khoáng đóng chai thông thường có pH ~ 6.5 – 7.5;
  • Nước lọc công nghệ thẩm thấu ngược có pH ~ 5 – 7;
  • Trà xanh có pH ~ 9;
  • Nước tinh khiết có pH ~ 7.

Nồng độ pH của một số dung dịch phổ biến

Nồng độ pH của một số dung dịch phổ biến

Bên cạnh đó, nồng độ pH của một số loại nước sau đây cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta:

  • Nước biển có pH ~ 8;
  • Nước mưa axit có pH ~ 5 – 5.5

Riêng với nước mưa, ở mỗi địa điểm khác nhau sẽ có nồng độ pH khác nhau. Độ pH của nước mưa xấp xỉ 5.6. Tại những thành phố lớn, nước mưa có pH ~ 4.67 – 7.5. Tại các khu công nghiệp lớn thì nước mưa có độ pH ~ 3.8 – 5.3.

5. Cách tạo ra nước có độ pH tốt nhất cho sức khỏe

Theo các nghiên cứu và chứng minh trên lâm sàng, nước Kiềm thảo dược Saphia chính là một trong những sản phẩm tốt nhất với sức khỏe của chúng ta. Vậy nước Kiềm Saphia được tạo ra như thế nào?

Công nghệ sản xuất Kiềm thảo dược Saphia

Kiềm thảo dược Saphia được tạo thành từ tinh túy của 15 – 16 loại thảo dược quý bằng công nghệ hoạt hóa. Với công nghệ này, các tinh chất từ dược liệu thiên nhiên sẽ được chiết tách và điều chế thành dung dịch kiềm thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Đặc biệt, Kiềm Saphia sản xuất bằng công nghệ hoạt hóa 5.0 có độ đậm đặc gấp 1 triệu lần kiềm đá khoáng và 10.000 lần kiềm ion. Công nghệ hoạt hóa này được đăng ký bằng độc quyền sáng chế. Độ pH của nước Kiềm Saphia đạt 13 – 14 trong thang Kiềm. Khi uống Kiềm Saphia, người dùng sẽ pha loãng một lượng dung dịch Kiềm nhất định cùng với nước ấm để tạo thành nước kiềm có độ pH lý tưởng nhất.

6. Uống Kiềm thảo dược Saphia như thế nào là tốt nhất?

Nhà sản xuất và các chuyên gia y tế đều khuyến cáo nên sử dụng Kiềm thảo dược Saphia trước bữa ăn khoảng 1 giờ để cơ thể hấp thu được tối đa các dưỡng chất. Hướng dẫn sử dụng của từng sản phẩm Kiềm Saphia đều được thể hiện cụ thể trên bao bì sản phẩm.

Kiểm thảo dược Saphia là nước kiềm có độ pH cao nhất, lên tới 13 - 14

Kiềm Saphia cho ra mắt nhiều sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

Khách hàng nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng này để sản phẩm phát huy được tối đa hiệu quả:

  • Với các sản phẩm Kiềm Xương Khớp, Cân Bằng, Gan Thận, Ung Bướu: uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần pha 15ml kiềm cùng 100ml nước ấm.
  • Kiềm X50, X300: uống 3 lần/ngày, mỗi lần pha 15ml Kiềm cùng 150ml nước ấm.
  • Riêng Kiềm Saphia Thánh Gióng có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần pha với nước ấm, mỗi lần uống 1 – 2 chai, ngày uống 2 lần.

Nếu chưa quen vị của Kiềm, người dùng có thể pha thêm tinh chất hoa mật dừa, mật ong hoặc đường để dễ uống hơn.

Trên đây là tất cả thông tin về độ pH của nước và cách bổ sung nước Kiềm hiệu quả nhất. Quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm Kiềm Saphia có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0336 362 588 để đặt hàng.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *