Bị viêm loét dạ dày uống Kiềm dạ dày (Saphia Alkali Dạ Dày) hiệu quả bất ngờ

Xã hội hiện đại với nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe như thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường… khiến bệnh viêm loét dạ dày trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, nếu sử dụng Kiềm Dạ dày Saphia Alkali đúng cách, dạ dày sẽ nhanh chóng được hỗ trợ hoạt động hiệu quả và không còn những cơn đau khó chịu.

1. Những triệu chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý

Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, do lối sống và chế độ sinh hoạt và lối sống không khoa học nên ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh lý này.

Viêm loét dạ dày gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh

Viêm loét dạ dày gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh

Một số triệu chứng viêm loét dạ dày có thể dễ dàng nhận ra là:

  • Đau âm ỉ vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu khá đặc trưng của các bệnh liên quan tới dạ dày. Cảm giác đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau theo cơn. Các cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc đau vào ban đêm, đau kèm theo cảm giác bỏng rát.
  • Ợ hơi, ợ chua, rát cổ khi ợ, buồn nôn.
  • Có thể mất ngủ do các cơn đau kéo dài về đêm.
  • Chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề như xuất huyết tiêu hóa hoặc ung thư dạ dày. Chính vì vậy, nếu gặp một trong các triệu chứng trên, bạn cần tới bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu sử dụng Kiềm dạ dày trong giai đoạn đầu, lượng acid trong dịch vị sẽ được cân bằng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau và khó chịu.

Tham khảo: Kiềm Dạ Dày có tốt không?

2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Việc tìm ra nguyên nhân gây viêm loét dạ dày sẽ giúp bác sĩ dễ dàng lên phác đồ điều trị hiệu quả và chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến dạ dày bị viêm loét:

2.1. Căng thẳng, stress trong thời gian dài

Dạ dày được kết nối với hệ thần kinh trung ương thông qua dây thần kinh phế vị và các chất dẫn truyền thần kinh. Thông tin từ não bộ được truyền xuống dạ dày để kích thích dạ dày tiết ra acid nhằm tiêu hóa thức ăn.

Căng thẳng kéo dài có thể dẫn tới các bệnh về dạ dày và tiêu hóa

Căng thẳng kéo dài có thể dẫn tới các bệnh về dạ dày và tiêu hóa

Tuy nhiên, khi gặp căng thẳng, dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid hơn bình thường. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, acid dạ dày sẽ ăn mòn chất nhầy bảo vệ dạ dày và hình thành nên các vết loét. Stress còn làm giảm các cơn co bóp của dạ dày và ruột, gây trào ngược dạ dày.

2.2. Nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm khi tiếp xúc với dịch tiết (nước bọt, phân, dịch tiêu hóa) của người bệnh, sau đó tồn tại và sinh sôi mạnh mẽ tại niêm mạc dạ dày. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn HP có khả năng gây ung thư hóa trên nền viêm loét dạ dày mạn tính.

2.3. Những thói quen xấu ảnh hưởng tới dạ dày

Ăn uống không đúng giờ, vận động mạnh ngay sau khi ăn no hoặc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều axit là những thói quen không tốt cho dạ dày. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày và gây viêm loét.

3. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc

Trước tiên, người bệnh cần tới bệnh viện để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng của bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất bằng cách sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng vi khuẩn HP.
  • Thuốc kháng acid, trung hòa acid trong dịch vị dạ dày.
  • Thuốc tạo màng bọc quanh vùng bị viêm loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton, hạn chế bài tiết dịch HCL.
  • Thuốc giảm tiết acid.

Những loại thuốc này cần được bác sĩ kê đơn, uống theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và không được uống theo đơn thuốc của bệnh nhân khác.

Người bệnh nên sử dụng thuốc chữa viêm loét dạ dày theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh nên sử dụng thuốc chữa viêm loét dạ dày theo chỉ định của bác sĩ

Tuy nhiên, nếu mắc viêm loét dạ dày do stress kéo dài thì việc sử dụng thuốc sẽ không thể mang lại hiệu quả tuyệt đối. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học.

4. Một số bài thuốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị dạ dày

Chữa viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc từ thảo dược là phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả được sử dụng từ xa xưa. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

4.1. Chữa đau dạ dày bằng chè dây

Chè dây vị ngọt, tính mát, cành và lá có tác dụng diệt khuẩn HP dạ dày, làm lành vết thương. Rễ cây chè dây cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm đau hiệu quả. Chiết xuất từ chè dây có khả năng trung hòa axit, giảm axit dư thừa trong dạ dày, hạn chế vết thương lan rộng. Người bệnh có thể sử dụng chè dây phơi khô, hãm nước uống hoặc uống dưới dạng trà túi lọc.

Uống nước sắc lá chè dây có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, chữa đau dạ dày

Uống nước sắc lá chè dây có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, chữa đau dạ dày

Liều lượng lá chè dây phơi khô được khuyến cáo sử dụng là 10 – 15g/ngày, còn trà túi lọc là 2 – 4 túi/ngày. Sau khoảng 2 – 3 tuần, tình trạng viêm sẽ dần thuyên giảm.

4.2. Lá dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày

Từ năm 1962, lá, ngọn non hoặc rễ cây dạ cẩm chính thức được đưa vào làm dược liệu chữa bệnh sau khi được các chuyên gia nghiên cứu trong vòng 2 năm.

Người xưa thường dùng lá dạ cẩm chữa các bệnh liên quan tới dạ dày

Người xưa thường dùng lá dạ cẩm chữa các bệnh liên quan tới dạ dày

Các bộ phận của cây có chứa Tanin, Saponin, Alcaloid… Đây đề là những chất có khả năng kháng khuẩn, giảm lượng axit dư thừa, ngăn ngừa ợ chua và se vết thương viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chúng ta có thể sử dụng 20g lá dạ cẩm khô nấu cùng 500ml nước, đun sôi kỹ trong vòng 15 – 20 phút, để nguội và uống trước các bữa ăn 20 phút.

4.3. Cách chữa bệnh dạ dày bằng lá khôi tía

Lá khôi tía chứa tanin và glucosid, có khả năng ức chế vi khuẩn Hp, chống viêm, giúp tổn thương, đồng thời ức chế tiết acid dạ dày. Nhờ đó, lá khôi tía được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.

Lá khôi tía có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ phục hồi vết thương

Lá khôi tía có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ phục hồi vết thương

Lá khôi tía sẽ được kết hợp cùng lá bồ công anh, cam thảo, khổ sâm để làm tăng hiệu quả điều trị. Bài thuốc cụ thể như sau: lấy 60g khôi tía, 40g lá bồ công anh, 12g khổ sâm và 20g cam thảo nấu cùng 1.5l nước, đun sôi kỹ trong vòng 20 phút. Người bệnh nên uống thuốc trước các bữa ăn 30 phút để hấp thụ tốt nhất.

4.4. Cách chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông

Lá mơ lông còn được gọi là mơ tam thể, có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, lá mơ còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng, giảm đau rát thượng vị hoặc ợ chua do viêm loét dạ dày.

Lá mơ lông (mơ tam thể) có tác dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Lá mơ lông (mơ tam thể) có tác dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Để chữa đau dạ dày, chỉ cần sử dụng lá mơ để chế biến thành các món ăn và sử dụng như thực phẩm thông thường. Mặt khác, người bệnh đau dạ dày có thể xay nhuyễn 1 nắm lá mơ, lọc lấy nước cốt uống trước các bữa ăn. Sử dụng thường xuyên, các triệu chứng đau dạ dày sẽ dần thuyên giảm và biến mất.

5. Kiềm dạ dày Saphia Alkali – Giải pháp hoàn hảo cho người viêm loét dạ dày

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm dạ dày được ra đời với sứ mệnh mang tới cho người bệnh viêm loét dạ dày một giải pháp an toàn, hiệu quả và bền vững. Saphia Alkali Dạ Dày đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ giảm acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày chỉ trong vòng 7 – 10 ngày sử dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm dạ dày Saphia Alkali

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm dạ dày Saphia Alkali

Để làm được điều này, Kiềm dạ dày được sản xuất theo công nghệ hoạt hóa, có tính kiềm cao để đảm bảo độ pH 13 -14, cao nhất trong thang kiềm. Nếu được bổ sung đúng cách, Kiềm dạ dày có thể trung hòa acid, tăng khả năng hấp thụ vi chất qua đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch nhằm tái tạo tế bào đang bị hư tổn. Ngoài ra, Kiềm Saphia Alkali Dạ Dày còn giúp cân bằng cơ thể, tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức khỏe toàn diện.

Đặc biệt, Kiềm dạ dày được chiết xuất hoàn toàn từ 16 loại thảo dược thiên nhiên bao gồm chè dây, dạ cẩm, khôi tía, lá mơ, hoàn ngọc, bán chi liên, lá ổi, tía tô, bạc hà, xạ đen, lá vối, bồ công anh, diệp hạ châu và cam thảo. Do đó, sản phẩm này không có các tác dụng phụ nguy hiểm, ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Nếu sử dụng Kiềm dạ dày 2 lần mỗi ngày, các vấn đề về tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Với cơ chế hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe toàn diện từ bên trong, Kiềm Saphia dạ dày được đánh giá là sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Để mua sản phẩm Kiềm Saphia Alkali Dạ Dày chính hãng, khách hàng có thể liên hệ tới hotline: 0336 362 588 để được các chuyên gia tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *