Kiềm là gì? Bật mí những cách kiềm hóa cơ thể giúp tăng cường sức khỏe

Trong thời gian gần đây, phương pháp kiềm hóa cơ thể đang được nhiều người áp dụng để tăng cường sức khỏe. Vậy kiềm là gì, kiềm là những chất nào? Làm thế nào để kiềm hóa cơ thể? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Trước khi tìm hiểu về môi trường kiềm trong cơ thể và cách kiềm hóa cơ thể, chúng ta sẽ cùng giải đáp một số định nghĩa sau đây để hiểu hơn về kiềm:

1. Kiềm là gì? Chất kiềm là gì? Tính kiềm là gì?

Trong hóa học, kiềm được biết đến là hợp chất mà trong phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm hydroxit (-OH).

Theo đó, chất kiềm là một loại muối hoặc bazo của một nguyên tố kim loại kiềm thổ hoặc kim loại kiềm. Nói cách khác, một chất kiềm chính là một bazơ hòa tan trong nước và có độ pH > 7.

Chất Kiềm là gì

Trong phân tử kiềm có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hoặc nhiều nhóm (-OH)

Từ “tính kiềm” được dùng như một từ đồng nghĩa với bazơ, ở đây là các bazơ hòa tan trong nước. Bản chất của tính kiềm trong nước hoặc trong dung dịch là chỉ số đo nồng độ ion OH–. Chỉ số pH càng cao (càng gần 14) thì tính kiềm sẽ càng mạnh.

2. Chất kiềm có tác dụng gì?

Môi trường kiềm được cho là phù hợp nhất và tốt nhất đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể người. Chỉ số kiềm của cơ thể lý tưởng nhất là 7.365 (pH = 7.365). Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone có lợi giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đặc biệt, các tế bào ung thư và khối u sẽ không thể phát triển tốt trong môi trường kiềm. Đây cũng chính là lý do ngày càng có nhiều người tìm tới phương pháp kiềm hóa cơ thể để ngăn ngừa bệnh tật.

3. Môi trường kiềm trong cơ thể là gì?

Khi đã hiểu rõ kiềm là gì và các đặc điểm của kiềm, chúng ta sẽ cùng khám phá thêm về môi trường kiềm và axit. Axit và kiềm luôn tồn tại song song với nhau và hỗ trợ các hoạt động trong cơ thể. Thực tế, cơ thể tiết ra nhiều loại dịch với độ pH khác nhau. Trong đó, dịch quan trọng nhất là máu.

Máu có tính kiềm nhẹ với pH ≈ 7,35 - 7,45

Máu có tính kiềm nhẹ với pH ≈ 7,35 – 7,45

Máu có tính kiềm nhẹ với pH ≈ 7,35 – 7,45. Máu có nồng độ kiềm ổn định sẽ trung hòa bớt các axit được giải phóng ra do quá trình chuyển hóa chất để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các tế bào sẽ ngừng hoạt động, đồng nghĩa với cơ thể sẽ không thể tồn tại nếu pH máu nhỏ hơn 6,8 hoặc lớn hơn 7,8.

4. Như thế nào là môi trường cân bằng acid và kiềm?

Cân bằng môi trường kiềm và axit là điều kiện tiên quyết để các hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường, giúp cơ thể hoạt động tốt và đảm bảo sức khỏe. Các nhà khoa học dùng độ pH làm thước đo độ axit hay kiềm của một dung dịch. Tất cả các dung dịch đều có độ pH riêng và chỉ số này ảnh hưởng đến tính chất của dung dịch đó.

Cân bằng axit và kiềm trong cơ thể

Cân bằng axit và kiềm trong cơ thể

Độ pH sẽ giao động trong khoảng từ 0 đến 14, trong đó pH = 7 là trung tính. Cơ thể có hệ thống điều tiết liên tục để duy trì độ pH ở ngưỡng từ 7 tới 7,4. Lúc này, cơ thể sẽ giữ được trạng thái cân bằng môi trường giữa kiềm và axit. Khi pH < 7, môi trường trong cơ thể có tính axit, và ngược lại, khi pH > 7 thì môi trường trong cơ thể có tính kiềm.

5. Điều gì xảy ra khi mất cân bằng môi trường kiềm và axit?

Môi trường axit hóa tạo ra một số bất lợi sau đây với cơ thể:

  • Giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và các khoáng chất;
  • Giảm khả năng tự sửa chữa của các tế bào khi bị tổn thương;
  • Giảm khả năng đào thải chất độc hại và kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

Đây là điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư hoặc mầm bệnh phát triển nhanh chóng và tấn công cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nếu nồng độ pH < 7 thì quá trình hồi phục của cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn so với thông thường.

Mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung là dấu hiệu cơ thể dư thừa axit

Mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung là dấu hiệu cơ thể dư thừa axit

Một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể dư thừa axit có thể dễ dàng nhận thấy là:

Xương và răng yếu đi

Khi thừa axit và thiếu kiềm, cơ thể thường sử dụng canxi từ xương để trung hòa môi trường trong cơ thể. Sau quá trình này, xương sẽ yếu, giòn và dễ gãy hơn. Axit cũng chính là “thủ phạm” phá hủy men răng, làm răng bị mòn, ê buốt và dễ bị sâu.

Mệt mỏi, dễ ốm vặt, mất ngủ

Trong môi trường axit, vi sinh vật và vi khuẩn có hại phát triển mạnh và tấn công vào hệ miễn dịch, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ và dễ ốm vặt.

Tăng cân, nhiều mỡ thừa, da xấu đi

Khi có quá nhiều axit trong cơ thể, thận và đại tràng sẽ cố gắng loại bỏ chúng. Nếu không thành công, axit sẽ tích tụ ở trong các mô mỡ và khiến lượng mỡ thừa tăng lên. Mụn trứng cá, mụn bọc, mụn ẩn cũng chính là sản phẩm của quá trình cơ thể đào thải độc tố qua da.

6. Bật mí những cách kiềm hóa cơ thể dễ thực hiện nhất

Hiểu được kiềm là gì và vai trò của môi trường kiềm với cơ thể, có rất nhiều phương pháp kiềm hóa đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công. Nếu muốn kiềm hóa cơ thể, chúng ta có thể làm theo những cách đơn giản sau đây:

6.1. Tăng cường ăn các thực phẩm có tính kiềm

Thực phẩm giàu tính kiềm xuất hiện xung quanh chúng ta và có thể dễ dàng bắt gặp chúng. Vậy các thực phẩm có chứa kiềm là gì? Hãy cùng nhau khám phá bí mật của các thực phẩm sau đây:

  • Quả bơ: Thịt quả bơ có nồng độ pH lên tới 8,0, có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày rất hiệu quả.
  • Chuối chín, vỏ có đốm thâm chính là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và kiềm dồi dào cho cơ thể. Hàm lượng kiềm trong chuối chín mềm sẽ cao hơn chuối chín vừa tới và không gây ra tình trạng táo bón.
  • Măng tây cung cấp khoáng chất có lợi, vitamin, nước và các chống oxy hóa cho cơ thể.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều kiềm

Rau xanh, trái cây là những thực phẩm giàu tính kiềm tự nhiên

  • Dưa hấu sở hữu pH = 9, rất giàu vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ.
  • Ớt chuông có độ pH là 8.5, có tác dụng tăng tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp, loại bỏ độc tố và tăng cường chức năng não bộ.
  • Chanh có tính axit cao, nhưng qua một quá trình chuyển hóa khi đưa vào cơ thể chúng được chuyển thành kiềm có lợi.
  • Bông cải xanh (súp lơ) cũng rất giàu tính kiềm và là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
  • Cải bó xôi chứa nhiều chất diệp lục có tính kiềm giúp cân bằng pH trong cơ thể.
  • Tỏi có tác dụng trung hòa bớt axit trong thịt, cá, pho mát và trứng.

Bổ sung thường xuyên các thực phẩm này, đồng thời tăng cường ăn các loại trái cây và rau xanh khác là cách kiềm hóa cơ thể đơn giản nhưng rất hiệu quả.

6.2. Vận động và sinh hoạt điều độ

Ngoài việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu tính kiềm để trung hòa bớt axit trong cơ thể, chúng ta cũng nên thiết lập một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, cụ thể như:

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, ngủ sâu giấc là cách tốt nhất để giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng cho các hoạt động của ngày tiếp theo. Thói quen này cũng giúp đào thải axit dư thừa trong cơ thể, tạo ra môi trường kiềm lý tưởng để các cơ quan hoạt động hiệu quả.

Luyện tập thể dục thể thao

Các bài tập hít thở và vận động vừa sức luôn được các chuyên gia khuyến khích để hỗ trợ quá trình kiềm hóa cơ thể. Việc hít thở đúng cách sẽ tăng cường oxy lên não, kích thích não bộ hoạt động, giúp tinh thần tỉnh táo và sảng khoái hơn. Việc vận động, luyện tập thể thao cũng là cách hiệu quả để đào thải độc tố của cơ thể, tăng cường sức khỏe.

Luyện tập thể thao cũng là cách hiệu quả để kiềm hóa cơ thể, tăng cường sức khỏe

Luyện tập thể thao cũng là cách hiệu quả để kiềm hóa cơ thể, tăng cường sức khỏe

Tránh xa căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái

Tránh xa căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái cũng là một lưu ý để cơ thể không bị dư thừa axit. Chúng ta nên sắp xếp hợp lý giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể và hệ thần kinh không rơi vào tình trạng quá tải, tránh ảnh hưởng tới các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

7. Cách kiềm hóa cơ thể bằng Kiềm thảo dược Saphia

Ngoài việc kết hợp giữa ăn uống và sinh hoạt điều độ, sử dụng Kiềm thảo dược Saphia cũng là một cách kiềm hóa cơ thể rất hiệu quả.

7.1. Kiềm Saphia có công dụng gì?

Kiềm thảo dược Saphia là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có độ pH ~ 13 – 14, cao nhất trong thang kiềm. Hơn nữa, do được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược quý nên các dưỡng chất của sản phẩm sẽ dễ dàng thẩm thấu và được hấp thu tối đa qua đường tiêu hóa.

Sản phẩm Kiềm Saphia

Kiềm thảo dược Saphia là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có độ pH ~ 13 – 14

Bổ sung Kiềm thảo dược Saphia mỗi ngày mang lại các hiệu quả tuyệt vời như:

  • Tái tạo và phục hồi các tế bào bị tổn thương do sự tấn công của axit và các tác nhân khác;
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm triệu chứng của các bệnh mạn tính nguy hiểm;
  • Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của cơ thể;
  • Điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết;
  • Cân bằng môi trường kiềm trong cơ thể, tăng cường oxy giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Nếu bổ sung Kiềm Saphia đúng cách mỗi ngày, cơ thể sẽ luôn giữ được nồng độ pH ở mức cân bằng, bổ sung Nano vi lượng cho tế bào, tăng cường thể lực, giúp cơ thể khỏe mạnh và nhiều năng lượng. Việc cân bằng môi trường kiềm trong cơ thể sẽ giúp kiểm soát bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống.

7.2. Kiềm Saphia bao gồm các sản phẩm nào?

Kiềm thảo dược Saphia là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm liền của nhà khoa học Nguyễn Phương Dung và GS. Đái Duy Ban. Các sản phẩm Kiềm thảo dược Saphia đã được thử nghiệm và đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế gồm có:

Các sản phẩm Kiềm thảo dược Saphia giúp tăng cường sức khỏe

Các sản phẩm Kiềm thảo dược Saphia giúp tăng cường sức khỏe

Khách hàng có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế để lựa chọn sản phẩm Kiềm thảo dược Saphia phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, quý khách hàng đã hiểu hơn về kiềm là gì và những lợi ích quan trọng khi kiềm hóa cơ thể. Để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm Kiềm Saphia, khách hàng có thể truy cập vào trang web https://kiemsaphia.com/ hoặc tới trực tiếp hệ thống các nhà phân phối gần nhất để tư vấn miễn phí.

Lưu ý: Các sản phẩm của Kiềm Saphia không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    ĐĂNG KÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    VỚI NKH NGUYỄN PHƯƠNG DUNG





      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VỚI

      BÁC SĨ QUÁCH VĂN MÍCH