Sỏi thận uống lá cây gì để tiêu sỏi nhanh chóng và an toàn?

Sỏi thận là một trong những bệnh lý hay gặp trong điều trị tiết niệu, đặc biệt là ở những đối tượng là nam giới trung niên và là người Việt Nam chúng ta. Trong suốt quá trình điều trị bệnh lý sỏi thận bằng thuốc và những phương pháp y khoa, rất nhiều bệnh nhân còn tìm đến các loại lá cây để nấu uống cho mau khỏi và lành tính. Vậy thì sỏi thận uống lá cây gì sẽ mau hết, cùng Kiềm Saphia tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Uống nước râu ngô ngừa sỏi thận

Theo y học cổ truyền, thì râu ngô là một trong các cây thuốc nam có công dụng giúp lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc, chống tiểu buốt cũng như tiểu rắt. Nhờ vào khả năng hỗ trợ lợi tiểu, râu ngô giúp làm tăng được lượng nước tiểu lên tới gấp 3-5 lần so với bình thường. 

Những người bị sỏi mật, hay sỏi niệu quản, sỏi bàng quang thường xuyên phải uống nước râu ngô sẽ giúp hỗ trợ làm sạch chất cặn (tinh thể) cùng với vi khuẩn ở trong thận và cả đường tiết niệu. Nếu như viên sỏi có kích thước nhỏ thì có thể dễ dàng bị đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tiểu tiện. 

Ngoài ra, theo những nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở trong râu ngô chứa rất nhiều vitamin A, B1, B2, B6, C, vitamin K, cùng axit pantothenic, các loại steroid như sytosterol, sigmasterol, dầu béo và rất nhiều chất vi lượng khác nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

2. Bị sỏi thận nên uống lá cây sake

Trong dân gian từ rất lâu người dân đã biết cách sử dụng lá sa kê già vàng mới rụng để nấu nước uống giúp hỗ trợ đẩy sỏi thận ra ngoài. Đây được xem là một trong những phương thuốc tiêu sỏi cực kỳ hiệu quả. 

Sở dĩ lá sa kê là một trong các đáp án hàng đầu cho câu hỏi “sỏi thận uống lá cây gì” bởi vì khả năng lợi tiểu và hỗ trợ tiêu độc hiệu quả của cây thảo dược này. Nó sẽ bào mòn dần dần các viên sỏi sau đó để đẩy ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Trường hợp các bạn bị tiểu rắt, tiểu buốt do bị sỏi thận cũng sẽ được cải thiện khi bắt đầu uống nước lá sa kê. 

Nước lá cây sake chữa sỏi thận

3. Uống nước ngò gai điều trị sỏi thận 

Nước nấu từ lá ngò gai (hay mùi tàu) là một đáp án thường thấy cho câu hỏi “sỏi thận uống lá cây gì”. Nhờ vào thành phần có chứa apiozit dồi dào, ngò gai còn là một trong những bài thuốc trị sỏi thận hay giúp hỗ trợ lợi tiểu, kích thích quá trình đào thải sỏi thận viên nhỏ ra bên ngoài theo đường tiết niệu. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp cải thiện được tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở những người bệnh sỏi thận.

4. Uống là cây râu mèo hỗ trợ đào thải sỏi thận

Đáp án tiếp theo cho thắc mắc “bị sỏi thận uống lá cây gì” là loại nước được nấu từ cây râu mèo. Theo như Đông y, râu mèo thường có vị ngọt, nhạt, hơi chút đắng, tính mát; có tác dụng chủ yếu là lợi niệu, thanh nhiệt, hay trừ thấp khớp, được dùng với rất nhiều tác dụng thuốc lợi tiểu mạnh, cũng như thông mật. 

Râu mèo là một trong những loại dược liệu được ứng dụng nhiều ở trong các loại chế phẩm điều trị sỏi thận nhờ vào tác dụng hỗ trợ lợi tiểu mạnh. Nước râu mèo giúp người bệnh chống lại tình trạng tiểu buốt, hoặc tiểu lắt nhắt khi bị sỏi thận lâu ngày đồng thời giúp làm sạch các hợp chất có nguy cơ gây nên tình trạng sỏi như axit uric hay là canxi. 

Nước lá cây râu mèo

5. Uống lá cây ngò ôm

Bên cạnh cây ngò gai thì cây ngò ôm (ngò om hay là rau ngổ) cũng là một đáp án cho câu hỏi “bị sỏi thận uống lá cây gì”. Đây là một trong những loại rau thơm được sử dụng nhiều trong các bữa cơm thường ngày của người dân Việt. 

Theo như Y học cổ truyền, rau ngò ôm là một trong những loại thảo dược có vị hơi cay, mùi thơm khá đặc trưng, có tính mát, cũng như lợi tiểu. Các nghiên cứu đã cho rằng, rau ngò ôm giúp làm giãn mạch, tăng lọc ở phần cầu thận, tăng được lượng nước tiểu, thúc đẩy quá trình hỗ trợ đào thải sỏi ra bên ngoài nhờ đó giúp cho việc đẩy viên sỏi dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa được những biến chứng do viêm nhiễm do sỏi thận gây ra cho cơ thể. 

Song song với đó, ngò ôm cũng giúp hỗ trợ làm giảm co thắt cơ trơn ở đường tiết niệu, giảm đau cho những người bệnh bị sỏi thận.

6. Nước ép rau cần tây đánh bay sỏi thận

Bị  sỏi thận uống lá cây gì? Dù có mùi hơi hăng và vị cũng khó uống nhưng cần tây sẽ là một trong những “ứng cử viên” sáng giá và phù hợp trong trường hợp này.

Thành phần của cần tây thường rất giàu flavonoid, nhóm hoạt chất này có khả năng phá vỡ được các tinh thể canxi. Trong đó, Apigenin là một trong số những loại flavonoid đặc trưng cho cây cần tây và cũng là hoạt chất giúp thể hiện khả năng chống lại bệnh lý sỏi thận của loại rau này.

Nước ép cần tây

7. Đánh tan sỏi thận với kiềm thảo dược gan thận

Bên cạnh các loại lá cây đã được nhắc đến ở trên thì hiện nay việc sử dụng kiềm thảo dược để hỗ trợ điều trị gan thận cũng là một trong những phương pháp được rất nhiều các bệnh nhân tin tưởng và sử dụng. 

Hàng loạt các nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất bồ công anh, diệp hạ châu, cùng với bán chi liên, lá vối,… mang đến tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, kích thích quá trình bài tiết, có khả năng tán sỏi và đẩy lùi bệnh lý sỏi thận, viêm cầu thận vô cùng hiệu quả.

Nước kiềm thảo dược gan thận

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi bị sỏi thận uống lá cây gì mà Kiềm Saphia đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người có thêm hiểu biết để tự chăm sóc cơ thể khi bị sỏi thận.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *