Cách thử quỳ tím tại nhà kiểm tra nồng độ pH trong cơ thể

Độ pH vốn có ý nghĩa gì và cách để kiểm tra độ pH ở trong cơ thể được thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng biết để có thể thực hiện thật chính xác. Phần thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của Kiềm Saphia về cách thử quỳ tím tại nhà sẽ giúp các bạn hiểu hơn về công dụng, cũng như cách kiểm tra và hỗ trợ cân bằng nồng độ pH ở trong mức ổn định nhất. Đừng vội bỏ qua nhé!

Nồng độ pH trong cơ thể là gì?

Nồng độ pH là gì, đây là một loại chỉ số được sử dụng để đo các hoạt động của ion hydro (H+) ở trong dung dịch. Mỗi loại môi trường sẽ có một nồng độ pH riêng, nếu như lượng ion H+ ở trong dung dịch nhiều, có hoạt động mạnh mẽ thì dung dịch đó sẽ mang tính axit. Ngược lại nếu như lượng ion H+ thấp thì tính cách của dung dịch đó là tính bazo. 

Trường hợp lượng H+ bằng với lượng OH- thì sẽ có được dung dịch trung tính, lúc này nồng độ Ph của môi trường sẽ xấp xỉ gần bằng với 7. Nói cách khác thì nồng độ pH là chỉ số để có thể xác định tính axit hay là tính bazo của nước hoặc là một dung dịch nào đó. 

Công thức để đo độ pH của cơ thể và nước thường sẽ là: pH = -log10 [H+]. Độ pH = 5 có nghĩa là tính axit đang cao hơn gấp 10 lần pH = 6 và gấp 100 lần so với mức pH = 7. 

Độ pH lý tưởng ở trong cơ thể người thường sẽ ở mức từ 7.3 cho đến 7.4. Theo như cơ chế tự nhiên, khi con người vừa mới sinh ra thì độ pH ở trong cơ thể sẽ mang tính kiềm. Đây vốn là nồng độ tốt nhất, lý tưởng nhất toàn bộ tế bào hoạt động gần như bình thường.

Nồng độ pH ở trong cơ thể có thể sẽ thay đổi do một số các yếu tố ở bên ngoài tác động vào như chế độ ăn uống kém khoa học, tác động do ô nhiễm môi trường, hoặc là sử dụng các loại thực phẩm bẩn,…khiến cho cơ thể mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà dần dần chuyển sang môi trường axit.

Lượng axit dư thừa có bên trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt căn bệnh phổ biến như là tiểu đường, bệnh lý về dạ dày, hoặc đường ruột, hay ung thư,… 

Tìm hiểu về độ pH là gì?

Tác dụng của pH đối với sức khỏe của cơ thể

Mỗi cơ quan ở bên trong cơ thể sẽ có một mức độ pH riêng, không giống nhau. Nếu như chỉ số này bị ảnh hưởng sẽ có thể gây ra rất nhiều vấn đề dị thường cho sức khỏe.

Nồng độ pH của cơ thể sẽ có thể ảnh hưởng hoạt động sống của toàn bộ tế bào nhất là nồng độ pH máu có tính kiềm, mang đến những tác động tích cực cho hầu hết hoạt động cơ thể. Bộ não, hay hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hoặc hệ tiêu hóa, hệ cơ xương đều làm việc tốt ở tỏng mức độ pH thích hợp. 

Khi độ pH cơ thể bị đánh giá là quá chua sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc một số những bệnh lý tim mạch, hay lão hóa sớm, tăng cân, những vấn đề về hệ thần kinh, dự ứng, hoặc ung thư. Để cân bằng được độ pH bên trong cơ thể tốt nhất các bạn nên tiến hành bổ sung thêm khoảng từ 60 đến 80% thực phẩm tạo kiềm, hay từ 20 đến 40% thực phẩm để tạo axit. Nếu như duy trì được chế độ ăn này thì nồng độ pH cơ thể sẽ có tính hơi kiềm, dễ dàng đảm bảo sức khỏe ở trong mức tốt nhất.

Một vài những chỉ số độ pH ở bên trong cơ thể của các bạn nên biết đó chính là:  

  • Độ pH lý tưởng của dạ dày từ 1.6 đến 2.4.
  • Độ pH lý tưởng của máu từ 7.32 đến 7.44.
  • Độ pH lý tưởng của nước bọt từ 6.4 đến 6.8. 
  • Độ pH lý tưởng của dịch ngoại bào từ 7.35 đến 7.45.
  • Độ pH lý tưởng của dịch nội bào từ 6.9 đến 7.2.   
  • Độ pH lý tưởng của ruột từ 6.6 đến 7.6. 
  • Độ pH lý tưởng của nước tiểu là 6.
  • Độ pH lý tưởng của dịch mật từ 5 đến 6.

Kiềm hóa cơ thể đẩy lùi bệnh tật

Hướng dẫn cách thử quỳ tím tại nhà kiểm tra pH cơ thể

Để biết được chỉ số cân bằng độ pH đã ở trong mức phù hợp chưa các bạn cần phải tiến hành kiểm tra. Thời điểm tốt nhất để có thể kiểm tra độ pH là trước khi ăn khoảng 1 giờ hoặc là sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. Sau đây sẽ là 2 cách thử quỳ tím tại nhà mà Kiềm Saphia đã tổng hợp.

Cách thử quỳ tím tại nhà kiểm tra độ pH trong cơ thể 

Cách thử quỳ tím tại nhà để kiểm tra độ pH trong cơ thể tương đối đơn giản. Bạn sẽ chỉ cần sử dụng một mảnh giấy quỳ tím thử độ pH bằng nước bọt là được. Độ pH của nước bọt tối ưu thường sẽ ở mức từ 6.4 đến 6.8 và phản ánh chính xác thông qua màu sắc để các bạn biết được vấn đề của chính bản thân vì nước bọt vốn có tính axit hơn máu. 

Trường hợp độ pH có phần thấp hơn 6.4 chứng tỏ cơ thể dự trữ kiềm đã đủ. Sau khi ăn thì độ pH nước bọt thường sẽ tăng lên 7.5 hoặc cao hơn (sẽ có tính hơi kiềm). Nếu chênh lệch khỏi mức pH nước bọt lý tưởng sau một thời gian dài sẽ nguy cơ mắc bệnh khá cao. Độ pH của nước bọt lý tưởng thường ở mức từ 6.5 đến 7.5 trong hầu hết các ngày đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang khỏe mạnh. 

Trong một thời gian dài độ pH có tính axit đều đặn sẽ có thể dẫn đến một số những bệnh lý như là viêm khớp dạng thấp, hay tiểu đường, lupus, lao, hoặc loãng xương, huyết áp cao, ung thư. Độ pH của nước bọt quá thấp khiến các bạn có thể cải thiện được thông qua bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, hoặc là bổ sung thêm một số loại trái cây tươi, rau, nước khoáng đồng thời loại bỏ bớt những hợp chất tạo axit như bột mì, hay bột ngọt và thịt đỏ. 

Cách kiểm tra nồng độ pH ở trong cơ thể bằng nước tiểu 

Bên cạnh cách thử quỳ tím tại nhà kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng nước bọt, thì các bạn cũng có thể kiểm tra thông qua nước tiểu. Phương pháp kiểm tra này sẽ cho biết khả năng cơ thể đang duy trì ở trong độ pH thích hợp nào của máu.

Độ pH của nước tiểu thường thể hiện rõ sự nỗ lực của hầu hết cơ quan liên quan như là thận, hoặc tuyến thượng thận, phổi, cũng như tuyến sinh dục trong việc điều chỉnh nồng độ pH thông qua muối và hormone. Vì thận thường có chức năng lọc muối để có thể điều chỉnh độ pH. Nồng độ pH lý tưởng sẽ ở trong mức khoảng từ 6.5 cho đến 7.0 vào buổi tối trước khi các bạn ăn cơm.

Xét nghiệm thành phần nước tiểu cũng cho thấy được cơ thể đang bài tiết axit và hấp thu khoáng chất có tốt hay không. Những loại khoáng chất như canxi, magie, hoặc natri, kali sẽ là một bộ đệm giúp cho cơ thể duy trì được sự cân bằng chống lại tình trạng dư thừa quá nhiều axit hoặc kiềm.  

Khi cơ thể ở trong trạng thái bị dư thừa axit hoặc kiềm thì bộ đệm sẽ phải hoạt động quá mức để chống lại được hàng loạt tác nhân gây hại. Khi đó thì nước tiểu chính là phương pháp để hỗ trợ cơ thể loại bỏ được sự dư thừa lượng axit hoặc kiềm không thể được tự xử lý thông qua bộ đệm của cơ thể. 

Cách thử quỳ tím tại nhà bằng nước tiểu

Cách thử quỳ tím tại nhà kiểm tra độ pH và hướng dẫn cách cân bằng

Làm thế nào để có thể  duy trì được sự ổn định môi trường bên trong cơ thể và ăn gì để có thể cân bằng độ pH trong phần nội dung ở dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn: 

  • Bổ sung các loại thực phẩm hữu cơ: Nhóm thực phẩm này thường rất có lợi trong việc kiểm soát nồng độ pH cho cơ thể. Nếu như sử dụng thường xuyên sẽ có thể giúp cân bằng được môi trường cơ thể ở mức ổn định, loại bỏ được nguy cơ lưu giữ chất độc hại từ trong thực phẩm bẩn. 
  • Sử dụng các thực phẩm có chứa kiềm: Nhóm thực phẩm có chứa rất nhiều kiềm như là rau củ quả sẽ giúp hỗ trợ điều tiết nồng độ pH ở trong cơ thể trong mức ổn định, bổ sung thêm hàng loạt chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và cả đường ruột. 
  • Ăn ít bột mì, cùng đường và thịt: Không nên dung nạp quá 50g protein mỗi ngày, việc tiến hành tiêu thụ nhiều hơn sẽ có thể gây ra những vấn đề liên quan đến thừa axit dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trong.
  • Chuẩn bị bữa ăn trưa thông minh: Bữa ăn trưa thì nên lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp một lượng vừa đủ axit và kiềm, hạn chế các loại thịt, cá, hay trứng, bổ sung thêm thật nhiều rau xanh.
  • Uống nước chanh hoặc nạp thêm giấm táo vào trong bữa ăn để cung cấp thêm lượng axit axetic, các chất hỗ trợ chống oxy hóa axit amin, các loại protein và hàng loạt lợi khuẩn nhằm duy trì độ pH luôn ở mức ổn định.    
  • Tăng cường lượng đồ uống vào mỗi buổi sáng: Mỗi buổi sáng các bạn nên uống một cốc nước chanh ấm sẽ giúp hỗ trợ loại bỏ lượng axit dư thừa, cũng như cân bằng pH. Hoặc các bạn cũng có thể uống thêm một cốc nước ấm để hỗ trợ tăng cường hoạt động tiêu hóa, cũng như phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về đường ruột.
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm có chứa nhiều kali: Hàng loạt loại thực phẩm có chứa một hàm lượng kali vô cùng dồi dào sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát độ pH ở trong mức độ định, tránh tình trạng bị vượt quá mức đã cho phép.  
  • Uống thêm thật nhiều nước: Mỗi ngày các bạn cần uống thêm từ 7 đến 8 cốc nước để có thể duy trì độ pH và tăng thêm khả năng loại bỏ những chất độc hại.
  • Vận động đều đặn mỗi ngày: Luyện tập thể thao đều đặn cũng là một trong những cách giúp làm giảm bớt lượng axit dư thừa có bên trong cơ thể, cân bằng nồng độ pH ở mức luôn ổn định. 
  • Sử dụng thêm hạnh nhân tươi: Bên trong hạnh nhân tươi thường có chứa hàm lượng lớn hợp chất canxi, magie giúp hỗ trợ cân bằng nồng độ pH và lượng đường huyết, hạn chế được sự tích tụ của axit dư thừa. 

Bổ sung các loại thực phẩm có tính kiềm

Tổng kết

Trên đây là những thông tin Kiềm Saphia đã tổng hợp về cách thử quỳ tím tại nhà và gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm kiến thức và biết cách để kiểm tra độ pH và cách để cân bằng cơ thể dễ dàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *