Độ pH của nước, pH của mỹ phẩm, môi trường pH … là những cụm từ quen thuộc với tất cả chúng ta. Vậy pH là gì, pH có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây!
1. Giải đáp: Độ pH là gì?
Trước khi tìm hiểu về các ứng dụng của độ pH, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm nồng độ pH là gì. Độ pH được viết dưới dạng tiếng Latin là Pondus Hydroii. Đây là chỉ số đo mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới sự tác động của 1 hằng số điện ly.
Nồng độ pH là gì?
Mọi dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có nồng độ pH khác nhau. Nồng đồng pH cũng là ảnh hưởng đến chất lỏng đó có lợi hay có hại. Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào mức độ pH thích hợp để duy trì sự sống.
- pH còn được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hydro có giá trị từ 0 tới 14. Công thức tính độ pH là: pH = -log[H+].
Cách xác định tính chất của dung dịch thông qua chỉ số pH được thống nhất như sau:
- Nếu pH = 7 thì dung dịch được coi là trung tính.
- Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit, pH càng nhỏ hơn 7 thì tính axit của dung dịch càng cao.
- Nếu pH > 7 dung dịch có tính kiềm (bazơ), pH càng lớn hơn 7 thì tính kiềm của dung dịch càng cao.
Quan tâm: Kiềm là gì?
2. Làm thế nào để xác định độ pH?
Khi đã nắm được khái niệm độ pH là gì, hãy tiếp tục khám phá về các phương pháp xác định nồng độ pH của một dung dịch. Thông thường, nồng độ pH sẽ được xác định thông qua một hoặc nhiều cách dưới đây:
2.1. Sử dụng quỳ tím để xác định độ pH
Nhúng quỳ tím vào dung dịch, màu sắc của quỳ tím sẽ phản ánh tính chất của dung dịch đó:
- Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì dung dịch có tính axit.
- Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch có tính kiềm.
Giấy quỳ tím dùng để đo nồng độ pH
Đây là phương pháp xác định tính chất của dung dịch đơn giản, dễ thực hiện và có chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ xác định được tính chất mà không xác định được cụ thể nồng độ pH của dung dịch.
2.2. Xác định độ pH bằng máy đo pH
Phương pháp sử dụng máy đo độ pH là gì? Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất hiện nay. Kết quả đo nồng độ pH có thể chính xác đến 2 con số thập phân của giá trị. Phương pháp này có thể sử dụng để đo nồng độ pH của tất cả các dung dịch, bao gồm nước, đồ uống, thậm chí là dịch cơ thể (máu, nước tiểu…). Các thao tác đều được thực hiện tự động, kết quả sẽ được trả về và lưu trữ ngay trên máy. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này chính là chi phí mua máy khá cao.
2.3. Sử dụng bút đo pH
Sử dụng bút đo pH là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi và cho kết quả chính xác. Bút đo pH được phân thành 2 loại bao gồm:
- Bút đo pH đất: dùng để đo độ pH của các loại đất. Khi xác định được tính chất của đất, chúng ta sẽ lựa chọn được loại cây trồng phù hợp và mang lại giá trị canh tác cao.
- Bút đo pH nước: dùng để đo pH của các dung dịch. Khi nhúng đầu bút vào trong dung dịch, kết quả sẽ hiển thị chính xác ngay sau vài phút.
Bút đo độ pH được sử dụng phổ biến do tính tiện lợi và chính xác
Sử dụng bút đo pH là cách làm được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù vậy, phương pháp này chỉ trả về kết quả tương đối chính xác chứ không chính xác tuyệt đối như máy đo pH.
2.4. Sử dụng Test sera để đo pH
Test sera để đo pH là gì? 1 bộ kit test sera gồm có 1 chai thuốc thử, 1 ống nghiệm và 1 bảng màu so sánh. Cách đo này chỉ áp dụng được cho các môi trường nước nuôi thủy sản và thực vật thủy sinh mà không đo được pH của các dung dịch khác.
3. Nồng độ pH có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe và đời sống?
Nồng độ pH là gì, nồng độ pH của cơ thể và tất cả các sản phẩm, thực phẩm mà chúng ta sử hằng ngày đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, ví dụ như:
- Da và tóc có độ pH trong khoảng 5.5. Do đó, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da và tóc có độ pH < 7 để đảm bảo an toàn.
- Thực phẩm tươi sống, thịt cá sẽ có nồng độ pH giao động từ 5.5 – 6.2. Nếu thịt có pH < 5.3 có nghĩa là thịt đã bị ôi thiu, ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe.
- Nếu pH của nước quá thấp (tức là nước có tính axit) sẽ gây ra một số vấn đề về tiêu hóa hoặc làm mòn men răng. Nồng độ pH của nước cũng liên quan tới các vấn đề hao mòn ống dẫn hoặc các vật chứa nước.
Nồng độ pH của một cơ thể người khỏe mạnh giao động từ 7.3 – 7.4
Nồng độ pH trong cơ thể người cũng được dùng để xác định tình trạng sức khỏe của mỗi người. Độ pH của dịch cơ thể ở trạng thái bình thường là:
- pH máu ~ 7,35 – 7,45.
- pH ruột ~ 6,6-7,6.
- pH nước tiểu ~ 6.
- pH dịch ngoại bào ~ 7,35 – 7,45.
- pH dạ dày ~ 1,6 – 2,4.
Theo đó, nồng độ pH của một cơ thể người khỏe mạnh giao động từ 7.3 – 7.4, tức là có tính hơi kiềm. Nếu chỉ số pH nêu trên biến động một cách bất thường thì cơ thể của chúng ta đang gặp các vấn đề về sức khỏe.
4. Duy trì nồng độ pH trong cơ thể bao nhiêu là tốt?
Không chỉ là những con số khô khan, độ pH của các dịch cơ thể sẽ phản ánh trung thực nhất về sức khỏe của chúng ta. Theo các chuyên gia y tế, nồng độ pH trong cơ thể người nên được duy trì ở mức 7.3 – 7.4 để tế bào hoạt động bình thường và đảm bảo sức khỏe.
Môi trường pH trong cơ thể quyết định tới sức khỏe của chúng ta
Thông qua các xét nghiệm, nồng độ axit quá cao (pH < 7) là dấu hiệu của việc cơ thể đang bị dư thừa axit. Môi trường axit chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và mầm bệnh phát triển, tấn công các tế bào khỏe mạnh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh mạn tính nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Do đó, chúng ta luôn luôn phải giữ môi trường pH trong cơ thể ở mức cân bằng.
Tham khảo: Cách tạo môi trường kiềm trong cơ thể
5. Làm thế nào để cân bằng pH trong cơ thể?
Để cân bằng độ pH trong cơ thể, giảm axit dư thừa, chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Vậy cách hiệu quả nhất để cân bằng pH là gì?
5.1. Sử dụng thực phẩm có chứa kiềm
Bổ sung các loại trái cây và rau của giàu tính kiềm như: bông cải (súp lơ), quả bơ, rau họ cải, ớt chuông, trái cây có múi (cam, chanh, bưởi, dưa hấu…)
5.2. Ăn ít tinh bột, đường và thịt
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá 50g protein từ động vật. Thêm vào đó, sử dụng đường phèn hoặc các chất tạo ngọt tự nhiên khác sẽ là phương pháp thay thế tuyệt vời cho đường trắng. Gạo lứt, ngũ cốc thô cũng được khuyến khích sử dụng thay cho cơm trắng và bột mì.
Ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột, đường và chất béo sẽ giúp giảm axit trong cơ thể
5.3. Uống nước chanh hoặc sử dụng giấm táo
Uống nước chanh hoặc sử dụng giấm táo là cách cung cấp thêm axit axetic cho cơ thể. Đây là chất chống oxy hóa axit amin, protein và các lợi khuẩn, giúp duy trì độ pH ở mức ổn định. Ngoài ra, trong nước chanh và giấm táo cũng giàu vitamin C, hỗ trợ cho quá trình phục hồi tổn thương của cơ thể.
5.4. Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
Ngoài việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, chúng ta cũng nên tập thể thao mỗi ngày. Các môn thể thao được khuyến khích bao gồm bơi lội, yoga, đạp xe đạp và chạy bộ. Bên cạnh đó, việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày cũng góp phần tái tạo năng lượng cho cơ thể, hạn chế tình trạng bị axit hóa.
6. Nước Kiềm Saphia – giải pháp cân bằng kiềm tự nhiên
Năm 2016, nhà khoa học Nguyễn Phương Dung cùng với thầy của mình là GS.TS Đái Duy Ban đã nghiên cứu và điều chế thành công Hợp chất Kiềm thảo dược pH 13-14, cao nhất trong thang kiềm.
Chi tiết: Nước Kiềm là gì?
Kiềm Saphia đã nghiên cứu và cho ra mắt một số dòng sản phẩm khác nhau
Kiềm Saphia đã nghiên cứu và cho ra mắt một số dòng sản phẩm khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Trong đó, nổi bật nhất là 2 sản phẩm Saphia Alkali D-Revie X50 và Saphia Alkali D-Revie X300. Đây là các loại nước kiềm thảo dược có tác dụng hỗ trợ cường khả năng chống oxy hóa, nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi.
6.1. Vai trò của Kiềm Saphia trong việc cân bằng độ pH là gì?
Trung hòa axit dư thừa trong cơ thể là khả năng mạnh mẽ nhất của Kiềm thảo dược Saphia Alkali. Cơ chế hoạt động của sản phẩm diễn ra theo trình tự sau:
- Bước 1: Nhanh chóng bổ sung kiềm sinh học, giúp cân bằng môi trường pH cho cơ thể.
- Bước 2: Bổ sung các khoáng chất như Ca, Na, K, Li, v.v. dưới dạng Nano siêu nhỏ, giúp tế bào hoạt động hiệu quả hơn.
- Bước 3: Dược chất từ các thành phần thiên nhiên sẽ tác động mạnh mẽ tới các tế bào bị tổn thương để hỗ trợ chữa lành các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải.
Đặc điểm nổi bật của Kiềm thảo dược Saphia Alkali chính là chế độ kiểm soát bệnh tật, tăng cường khả năng phục hồi và hạn chế tối đa các biến chứng.
6.2. Kiềm thảo dược Saphia Alkali có công dụng gì?
Sau khi cân bằng môi trường pH trong cơ thể, Kiềm thảo dược Saphia sẽ phát huy một số tác dụng như:
- Điều hòa huyết áp, hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ.
- Hỗ trợ kiểm soát các chỉ số mỡ máu, đường huyết ở mức an toàn.
- Ổn định hoạt động của hệ thống tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày, gan, thận.
- Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mạn tính như tiểu đường, viêm gan, suy thận…
Kiềm Saphia giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường sức khỏe toàn diện
Nếu bổ sung Kiềm Saphia đúng cách, cơ thể sẽ luôn giữ pH ở mức cân bằng, tăng cường thể lực, giúp cơ thể khỏe mạnh và luôn tràn đầy năng lượng.
Trên đây chính là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc pH là gì và các vấn đề liên quan tới nồng độ pH của cơ thể. Hy vọng rằng qua bài viết này, quý khách hàng đã lựa chọn cho mình một phương pháp cân bằng môi trường pH hiệu quả để bảo vệ sức khỏe toàn diện.